Kỉ nguyên những nhà sản xuất điện tử tiêu dùng khổng lồ của Nhật Bản đã chết

Những nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu của Nhật Bản như Sony , Panasonic và Sharp đang bị cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ ở Mỹ , Hàn Quốc và Trung Quốc .

Thời gian dài trước kia , các công ty  của Nhật Bản như Sony , Panasonic và Sharp được cho là những nhãn hiệu cao cấp . Họ đã sản xuất hầu như mọi thứ trong văn phòng từ Tivi , lò vi sóng và máy nghe nhạc kỹ thuật số . Có vẻ như không có cách nào ngăn cản đà phát triển của họ . Những sản phẩm trên thường có giá thành cao hơn nhờ chất lượng cao hơn .

Ngày nay , những công ty  sản xuất hàng điện tử lớn của Nhật Bản đã phải giảm quy mô và nhiều trong số này phải đầu tranh để có thể kiếm được lợi nhuận . Những khoản nợ của Sony đã bị Moody hạ cấp lần thứ hai chỉ trong một tháng . Sharp đã thất bại lớn trong thị trường chứng khoán trong năm nay và đang tìm kiếm gói cứu trợ từ chính phủ Nhật Bản . Lãnh đạo Panasonic đã báo hiệu sẵn sàng loại bỏ những mặt hàng thua lỗ điều đó có nghĩa là những Tivi Panasonic sẽ biến mất dần khỏi những gian hàng .

Sự sụp đổ này đánh dấu sự thay đổi đáng kể của những công ty  đã từng đứng trên đỉnh của thế giới điện tử tiêu dùng . Đánh dấu sự kết thúc của kỉ nguyên mà những công ty  Nhật Bản nghĩ rằng họ có thể hoạt động trong vô số các doanh nghiệp  khác nhau .

Theo NPD Group “ Mọi người đều công nhận những ngày tươi đẹp đã qua sẽ không còn trở lại một lần nữa “

Trong khi đó Samsung của Hàn Quốc , trong một thập kỉ trước chỉ là một công ty  nhỏ đã phải chấp nhận làm mọi thứ giá rẻ và đã có cách tiếp cận thành công hơn so với các đối thủ của Nhật Bản .

Những công ty  lớn tương đương với những công ty  chậm

\"\"Những công ty  trên đã thất bại không chú ý tới những xu hướng đang chuyển dịch . Khi thị trường tiêu dùng chuyển sang các thiết bị truyền thông kỹ thuật số và các trò chơi , các thiết bị di động , các phần mềm ứng dụng và Internet thì người Nhật phải vật lộn để theo kịp .Bên cạnh đó những công ty  của Nhật còn bị các yếu tố khác tác động như đồng Yên tăng giá khiến cho sản phẩm xuất đi từ Nhật đắt hơn ở nước ngoài .

Sự sụt giảm trong kinh doanh truyền hình số Nhật Bản là minh họa tốt nhất cho sự sụp đổ này . Sony , Sharp và vô số công ty  khác của Nhật Bản đã chiếm ưu thế trong sản xuất những TV CRT cồng kềnh . Sony đã gặt hái được nhiều thành công với sản phẩm loại này với Panel dạng phẳng khiến cho những công ty  yếu hơn như JVC, Hitachi, Fujitsu, Toshiba, NEC, và Pioneer đã phải rút lui khỏi thị trường này .

Trong khi đó những công ty  như LG , Samsung lại tập trung xây dựng những TV màn hình phẳng chất lượng cao hơn , màn hình lớn hơn và với giá thành cạnh tranh hơn và thị phần của họ tăng đều đặn nên họ đã dần vượt qua những đối thủ từ Nhật về tính năng và thiết kế . Cho tới giờ những tính năng cao cấp đã trở thành chuẩn công nghiệp  trong kinh doanh TV .

Một vấn đề nữa đó là những sản phẩm mà những công ty  của Nhật làm ra hiện nay không còn được sử dụng nhiều nữa . Người ta không còn mua nhiều những đầu đọc DVD hoặc Blu-Ray khi mà những nội dung trên đó có thể tải về trực tuyến .

Bỏ lỡ những thiết bị mobile

\"\"Người Nhật đã bị lỡ chuyến tàu thiết bị Mobile . Panasonic và Sharp đã áp đảo thị trường nội địa và đủ sức cạnh tranh trên thế giới . Sony liên kết với Ericsson , trên thực tế họ có thu được một số thành công với những điện thoại cơ bản .

Vài năm  trước , Apple mở phát súng đầu tiên với iPhone thì người Nhật đã nhanh chóng nhận ra họ không  thể cạnh tranh được . Khi Google với Android đi sau một chút thì những công ty  Nhật quá chậm để nắm bắt cơ hội này nên đã bị Samsung và HTC bỏ lại xa .

Tương tự như thị trường TV , kinh doanh điện thoại thông minh cực kì khốc liệt và chỉ có vài người chiến thắng trong cuộc chơi này . Apple , Samsung là người chơi chủ yếu có thể tạo được ra lợi nhuận với điện thoại thông minh .

Sony có sự trở lại của TL Xperia , là điện thoại hàng đầu của công ty  này , đã được James Bond sử dụng trong bộ phim “Skyfall” . Sharp có một vài mẫu điện thoại bán ra tại Mỹ . Panasonic đã rất lạc quan với dòng Eluga nhưng lại thiếu “đám mây” và những ứng dụng chạy trên đó .

Thay đổi bản sắc

Các công ty  Nhật nếu còn sống sót sẽ có những sự thay đổi mạnh mẽ trong vài năm  tới .

Sharp đã bị xì hơi khi hồi đầu tháng này công bố lỗi 4.87 tỉ USD trong 6 tháng , mà kết thúc từ 30/9 , tăng gần gấp 10 lần so với cùng kì năm  trước . Sharp đã phải cắt giảm hơn 10.000 việc làm và đang tìm cách bán đi những nhà máy của mình cho Foxconn .

Không còn là những sản phẩm tiêu dùng khi cả Sony và Sharp đã tìm thấy một số sản phẩm khác . Ví dụ Sony cung cấp Camera cho iPhone , Sharp bán màn hình cho iPhone . Nhưng ngay cả việc bán màn hình cũng không  an toàn khi mà các đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp đang đe dọa Sharp .

Theo Forrester Research  “Họ không có nhiều sự lựa chọn và đang ở vị trí rất khó khăn”.

Panasonic đang rút khỏi thị trường thiết bị điện tử dân dụng . Chủ tịch công ty  này là Kazuhiro Tsuga nói với những nhà quản lí của mình rằng mọi công việc kinh doanh không  mang lại lãi ít nhất 5% sẽ bị loại khỏi công ty  .

Theo những nhà phân tích Panasonic đã rất thất vọng với sản phẩm tiêu dùng và học được những sự thành công từ những hoạt động không phải cho người tiêu dùng . Trong năm  tài chính 2012 bộ phận PC , Tivi và máy ảnh số đã làm cho Panasonic lỗi 853 triệu USD.

Sony , là nhà sản xuất PlayStation , chủ sỡ hữu các bộ phim Hollywood và các hãng ghi âm , có thể được cho là tốt nhất trong những công ty  của Nhật Bản và vẫn tồn tại được trong lĩnh vực giải trí và Game . Họ đang tập trung nhiều vào lĩnh vực như Game , hình ảnh và đang dần vững chắc tiến vào thị trường mobile . Sony đã loại bỏ nguồn lực của mình khỏi Tivi và nhiều sản phẩm khác .

Áp lực mới

\"\"Trong khi tất cả đều tập trung để kiếm được lợi nhuận thì thực sự mà nói áp lực lại ngày càng tồi tệ hơn . Những đối thủ cạnh tranh không phải chỉ tới từ Mỹ , Hàn Quốc mà lại còn có cả Trung Quốc . Lenovo cho thấy đang dần thống trị thị trường PC , theo IDC , họ đã đạt mức kỉ lục trong doanh thu với 8.7 tỉ USD .

Điều này cho thấy những máy xách tay của Sony và Toshiba đã rút khỉ danh mục những mặt hàng bán chạy nhất .

Về điện thoại thông minh , Huawei và ZTE đang có những bước tiến trên thế giới với những điện thoại cao cấp và rẻ tiền . Tại Mỹ cả hai công ty  này đều có điện thoại thông minh và máy tính bảng giá rẻ .

Trong thị trường truyền hình , những công ty  Trung Quốc là mối đe dọa tiềm năng . Nhà sản xuất TV hàng đầu của Trung Quốc là TCL , tiếp theo là Hisense , đều đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Mỹ . Cả hai công ty  này đều xa dần những TV cực rẻ , Hisense thậm chí còn giới thiệu cả model 4K cao cấp tại Mỹ .

Tất nhiên các công ty  không đứng yên . Sony đang nỗ lực để mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Game và tích hợp chặt chẽ những sản phẩm của mình lại với nhau . Tương tự như cách Samsung đã làm cầu nối giữa các thiết bị của họ với nhau như TV , máy tính bảng , điện thoại thông minh và thậm chí cả những dụng cụ gia đình . Panasonic đang chuẩn bị giới thiệu những sản phẩm mới tại CES 2013 diễn ra trong tháng Một 2013 để tái khăng định sự hiện diện của mình trong công nghiệp  .

Không ai biết trong số họ ai sẽ thành công nhưng rõ ràng trước mặt họ là những côn đường gập ghềnh đầy khó khăn .

 

\"\"\"\"