Intel đã tạo chip như thế nào?

Sự phát triển bộ vi xử lí là một việc rủi ro nhất , đắt nhất và công nghệ phức tạp nhất.

 

Trước khi vào phòng gia công ở D1D tại Hillsboro, Oregon, bạn nên rửa sạch tay và mặt. Bạn cũng nên đi vệ sinh trước vì trong đó không có phòng vệ sinh. Bạn cũng không được sử dụng đồ trang điểm, nước hoa, … Bạn có thể mang bút nếu chúng đã được khử trùng, nhưng bạn không được mang giấy vào. Nếu bạn muốn viết thì bạn cần biết dùng một loại giấy đặc biệt mà không làm rơi bụi gỗ ra ngoài.

Sau khi đội mũ chụp đầu, bạn sẽ vào phòng chứa áo choàng của phòng gia công, nó ở trong phòng điều áp và nó là ranh giới giữa phòng gia công và thế giới bên ngoài. Sau đó bạn sẽ bị thổi bởi luồng gió cực mạnh để loại bỏ bụi, vi khuẩn, xơ vải, … Bạn sẽ phải đeo găng tay, khẩu trang, một đôi găng tay nữa, một đôi bọc giày và kính bảo vệ. Mọi thứ trên không phải để bảo vệ bạn mà để bảo vệ chip khỏi bị hư hại do bạn tạo ra .

Không khí trong phòng gia công cực kì tinh khiết. Nó được đánh giá mức độ 10 về độ trong sạch nghĩa là cứ mỗi lít khí thì không có quá 10 phần tử to khoảng một con vi khuẩn bé. Ở ngoài thế giới thực thì có khoảng 3 triệu trên mỗi lít khí.

Phòng gia công gần như là yên lặng tuyệt đối. Trong đó chỉ có tiếng kêu của máy móc hoạt động nhưng rất bé từ những chiếc máy copy cực lớn có giá 50 triệu đô mỗi máy. Nó được đặt trên một cái bệ được gắn liền với nền của tòa nhà vì chip sẽ bị ảnh hưởng bởi độ rung kể cả từ bước chân của bạn. Cũng vì thế nên bạn phải bước đi cực kì nhẹ nhàng. Có một số dụng cụ phải được dùng cực kì chính xác đến từng nano mét với độ rộng bằng một nửa nguyên tử silic.

Trong đó cực kì tối. Trong hàng thập kỉ, phòng gia công của Intel được chiếu sáng bởi loại ánh sáng màu vàng tối. “Nó đã trở nên lỗi thời”, Mark Bohr, một nhà nghiên cứu chip hàng đầu của Intel nói và 38 năm làm việc ở đây, “Nhưng không có ai muốn thay đổi nó cả.”

Chip được tạo bởi các kiểu mẫu cực nhỏ trên một đĩa silicon 12 inch ( wafer ) đã được đánh bóng, trong quá trình hoạt động, chiếc đĩa được đặt lên mặt một lớp phủ cực mỏng ở bề mặt. Những chiếc đĩa này luôn được giữ kín và được đặt trong một cái bọc được gọi là “foups”, được mang đi bởi các con robot tới các dụng cụ khác nhau. Không khí bên trong foups được đánh giá là loại 1 tức là không có vật chất gì trong đó cả. Hàng ngày, những chiếc đĩa được vệ sinh bởi loại nước cực kì trong mà không tìm được trong tự nhiên và chính vì thế nó cũng rất nguy hiểm. Nếu uống một lượng vừa đủ thì nó sẽ đẩy khoáng chất ra khỏi tế bào của bạn và bạn sẽ chết.

Trong ba tháng tiếp theo – các đĩa này sẽ được vận chuyển bằng máy bay Boeing tới nhà máy gia công Dreamliner – những chiếc đĩa này sẽ trở thành bộ vi xử lí sau khoảng hơn 2000 bước gia công. Sau đó những chiếc đĩa sẽ bị cắt nhỏ thành những “Die” ra và được bọc bởi một lớp bọc bằng gốm. Nếu mọi thứ được thực hiện đúng cách, không ai trong 100.000 công nhân của Intel có thể chạm được vào chúng. Đấy là quá trình chế tạo của loại chip mới nhất của Intel, Intel Xeon E5 v4.

“Nếu bạn muốn kiếm tiền nhanh thì đừng làm nhà thiết kế chip”

Intel hiếm khi nói về cách tạo ra chip mới. Khi Bloomberg Businessweek tới nhà máy Hillsboro vào tháng 5 và đã được thử nghiệm một tour hoàn chỉnh nhất kể từ khi tổng thống Obama tới đây vào 2011. Điều này có thể hiểu được vì việc phát triển và gia công một loại vi xử lí mới là cực kì lớn và rủi ro nhất. Nếu chỉ xây một nhà máy sản xuất sẽ tốn tới 8.5 tỉ đô, và đấy chưa tính tới tiền công cho việc nghiên cứu (khoảng 2 tỉ đô) hay cho cách mạch điện tử (khoảng 300 triệu đô). Chỉ cần một lỗi cực kì nhỏ cũng gây thiệt hay đến cả trăm triệu đô. Toàn bộ quá trình kéo dài trong 5 năm hoặc hơn.

Dòng cao cấp nhất E5 có kích cỡ khoảng một con tem, được bán lẻ với giá 4115 đô và dùng hơn 1.6 lần năng lượng mà một chiếc tủ lạnh Whirlpool cỡ lớn mỗi năm . Bạn sẽ dùng loại chip này khi dùng Google, Uber, hay để trẻ con xem phim online trong xe ôtô của bạn. Những kì công của khoa học máy tính đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của smartphone, nhưng những việc khó khăn đã được thực hiện bởi hàng ngàn máy chủ và đa số chúng được chạy bởi chip của Intel.

Intel có trụ sở tại Santa Clara, California, bắt đầu tạo bộ vi xử lí từ năm 1971 và được điều hành bởi Andy Grove, và đã bán chip cho hầu hết các máy tính cá nhân. Nhưng trong 5 năm gần đây, lượng máy tính bán ra đã giảm đi do sự xuất hiện của điện thoại thông minh, Intel chưa kịp phát triển loại chip tiết kiệm năng lượng cho những chiếc điện thoại đó. Công ty đã dành riêng 11% công nhân để làm việc tạo ra loại chip cho điện thoại thông minh.

\"\"

Mặc dù vậy, Intel vẫn là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và bán được 99% lượng chip đang sử dụng trong các máy chủ trên toàn thế giới. Số liệu năm ngoái ghi lại rằng công ty đã thu lại về được 16 tỉ đô tương đương với gần một nửa số tiền chi để tạo ra con chip. Điều này thể hiện sự vượt trội của Intel và Intel sẵn sàng chi trả bất kì giá nào để đảm bảo giá trị và chất lượng cảu sản phẩm qua các năm. “Khách hàng của chúng tôi kì vọng tăng hiệu suất làm việc của chip lên 20% với loại chip mới cùng giá chip cũ.”, Diane Bryant, chủ tịch Intel kiêm quản lí kinh doanh chính của công ty. “Đó là khẩu hiệu của chúng tôi”.

Trong các máy PC và điện thoại, chiến thuật đó có hạn chế của nó: người mua không quan tâm lắm về tốc độ và tính hiệu quả. Nhưng ở trong các máy chủ, nơi mà trung tâm dữ liệu của các công ty như Amazon.com hay Microsoft hoạt động, hay là nơi tranh giành quyền điều khiển dữ liệu trên toàn thế giới giữa Netfllixes và Ubers , thì khả năng làm việc là rất quan trọng. Lượng điện cần thiết để chạy và làm mát hệ thống được coi là tốn tiền nhất cho đến giờ. Nếu Intel có thể tăng khả năng tính toán nhưng vẫn sử dụng lượng điện cũ thì người chủ của trung tâm dữ liệu sẽ liên tục nâng cấp.

Có rất nhiều thứ liên quan tới chữ “nếu”. Mỗi năm, ủy viên ban quản trị của Intel luôn giữ một quan điểm là công ty của họ có thể vượt qua được những giới hạn mạch điện, lượng điện năng, và lượng nguyên tử silic sử dụng và họ sẵn sàng tiêu hàng tỉ đô trước khi bắt đầu bán để thu lợi nhuận. Tất nhiên chip sẽ được dùng trong các bóng đèn, các máy bay và tất cả các sáng chế khác cùng thời với nó nhưng sự phát triển của nó sẽ bị chậm đi đáng kể. “Sẽ có một thời điểm mà công nghệ silicon trở nên như thế, nhưng chắc chắn sẽ không xảy ra trong vài thập kỉ tới,” Krzannich nói. “Công việc của chúng tôi là tiếp tục cố gắng phát triển nó cho tới phút cuối cùng.”

Bộ vi xử lí ở khắp mọi nới. Nó ở trong TV, ôtô, bộ phát sóng Wifi và có thể có trong tủ lạnh hay máy điều nhiệt. Bóng đèn kết nối Internet và một số loại giày chạy có chip. Những thiết bị như thế ở trong máy tính cảm ứng, nghĩa là nó được tạo bởi các transistor.

Transistor là một công tắc. Nhưng thay vì phải dùng tay để bật thì nó sử dụng một mạch điện nhỏ - nếu một máy tính mạnh sử dụng thì cần khoảng 3 triệu transistor này. Bạn có thể làm gì với công tắc này? Bạn chỉ có thể lưu trữ 1 bit dữ liệu trong nó. Bật hay tắt, có hay không, 0 hay 1. (có 8 bit trong một byte và 8 tỉ bit trong một gigabyte). Những máy tính đầu tiên lưu trữ dữ liệu trong punch card – có lỗ hay không có lỗ? – nhưng điều đó sẽ bị giới hạn lại vì nếu bạn muốn làm gì đó hay ho thì bạn sẽ cần rất nhiều bit. Ví dụ như bạn muốn máy tính lưu trữ dòng “God, this stuff is complicated,” thì nó sẽ cần 8 bit cho mỗi chữ tương đương với 240 transistors. Một điều nữa mà bạn có thể làm với các công tắc là toán học. Sử dụng chuỗi 7 công tắc, bạn có thể có 2 số nhỏ; chuỗi 29000 công tắc, bạn có con chip có thể chạy máy PC IBM trong năm 1981; trong chip E5 có 7.2 tỉ công tắc, và bạn có thể dự đoán thời tiết toàn cầu, trình tự gen của con người, xác định lượng dầu và ga đang lưu trữ ở đáy biển.

Cứ mỗi 3 năm, Intel thu nhỏ kích thước của transistor đi 30%. Từ 32 nm trong năm 2009 tới 22 nm trong năm 2009 tới 14 nm cuối năm 2014. Với kích thước thu gọn lại, nhà thiết kế chip có thể sử dụng gấp đôi số lượng transistor trong cùng một lượng không gian. Điều trên là được gọi là luật Moore (Moore’s Law) và nó tồn tại trong nửa thế kỉ, đảm bảo rằng loại chip bạn mua bây giờ sẽ tốt hơn ít nhất là gấp đôi so với loại chip mà bạn mua ba năm trước.

\"\"

Loại chip Xeon mới nhất đã tận dụng những ưu điểm của nghiên cứu vào những năm 1990, khi nhóm của Bohr tại Oregon bắt đầu thử nghiệm đường hầm lượng tử hoặc xu hướng của những Electron nhảy qua những Transistor nhỏ thậm chí ngay cả khi nó đang đóng . Sau đó, họ đã phát hiện ra rằng khi transistor silic giảm kích cỡ dưới 65nm, thì nó sẽ xuất hiện hiện tượng đường hầm lượng tử . Giải phát của Bohrr được tiết lộ vào năm 2007, là phủ một phần của transitor bằng hafnium, một loại kim loại có chứa Bạc không tồn tại trong tự nhiên, và sau đó, bắt đầu trong năm 2011, chế tạo transistor thành những tháp nhỏ được gọi là FinFET (fin-shaped field effect transistor) . “FinFET đầu tiên của chúng tôi, thay vì hẹp và thẳng thì nó giống hình thang hơn,” Bohr có vẻ thất vọng do loại hình thang tốn không gian hơn loại hình chữ nhật.

Thu nhỏ transistor chỉ là một phần của thử thách. Một thử thách phức tạp hơn là quản lí các dây nối các transistor với nhau. Xeon có 13 lớp dây Đồng, một số mỏng hơn cả một virus, được tạo bằng cách ăn mòn một đường dây nhỏ vào một lớp thủy tinh cách nhiệt và sau đó đặt một miếng kim loại vào trong các khe. Nơi mà transistor hoạt động hiệu quả hơn khi chúng bị thu nhỏ loại, nếu để chúng thu nhỏ lại ở bên ngoài thì sẽ không có tác dụng đó. Nếu chúng càng nhỏ thì chúng cần càng ít điện.

Người phụ trách dây điện cho Xeon E5 là Kevin Fischer, kĩ sư tầm trung của Intel đã bắt đầu làm việc trong phòng thí nghiệm Oregon đầu năm 2009 với mục đích duy nhất: Sửa lỗi dẫn điện của hai phần nhiều dây điện nhất, được gọi Metal 4 và Metal 6. Fischer, 45 tuổi, tiến sĩ trong ngành kĩ sư điện từ đại học Wisconsin tại Madison, bắt đầu làm việc mà nhà nghiên cứu Intel thường làm, là làm sạch các khái niệm học thuật. Intel đã dùng đồng, một trong những kim loại dẫn điện tốt nhất, vì vậy, anh ấy bắt đầu tập trung vào cải thiện chất cách điện, hoặc điện môi. Nhưng Fischer nghĩ rằng là bỏ lớp kính đi. “Không khí là chất điện môi tốt,”, anh ấy nói. Và ý tưởng đó thành công. Metal 4 và Metal 6 đã chạy nhanh hơn 10%.

“Giống như là bạn vừa giải trong vấn đề và bạn tới và nói với tôi rằng bạn cần 10 vấn đề nữa”.

Thiết kế chip đa phần là sắp đặt các vấn đề. “Nó giống như là thiết kế thành phố,” Mooly Eden nói, một kĩ sư Intel đã nghỉ hưu. Nhưng nếu nói là nó tương tự với thiết kế thành phố thì vấn đề đã bị giảm nhẹ đi rất nhiều. Một nhà thiết kế chip phải bằng cách nào đó để đưa một số lượng transistor tương đương với dân số trên thế giới vào 1 inch vuông để khiến cho mỗi máy tính cá nhân có thể tiếp cận 3 tỉ lần một giây cho mỗi Transistor .

Mỗi chip bao gồm các khối như bộ điều khiển bộ nhớ, cache, mạch Vào/Ra và quan trọng hơn cả là các lõi. Trong chip Pentium III mà bạn mua vào cuối những năm 1990, lõi và chip được coi là một và chip trở nên tốt hơn bằng cách tăng tần số của chip – số lần mà máy tính có thể bật và tắt transistor trong một giây. Một thập kỉ trước, tần số tối đa là 4 GHz tương đương với 4 tỉ xung trong một giây. Nếu chip hoạt động nhanh hơn, silicon transistor sẽ bị nóng lên và gặp sự cố. Và giải pháp cho vấn đề này là tăng số lõi, về cơ bản là đặt chip bên trong chip, và chúng có thể hoạt động cùng lúc. Kế hoạch cho loại E5 mới bao gồm 22 lõi như thế, nhiều hơn 6 lõi so với phiên bản trước, được thiết kế tại trung tâm phát triển của Intel tại Haifa, Israel.

Một cách nữa để tăng tốc chip là thêm một số mạch điện mà chỉ làm đúng một chức năng nhưng sẽ làm cực kì nhanh. Khoảng 25% mạch điện của E5 là như thế. Có một số mạch điện đặc biệt khác trong E5 nhưng Intel không thể nói về chúng vì chúng được tạo ra cho các khách hàng lớn nhất được gọi là Super 7: Google, Amazon, Facebook, Microsoft, Baidu, Alibaba, và Tencent. Nếu bạn mua máy chủ Xeon từ Dell hay HP mà không nhờ thiết kế riêng biệt thì bên trong Xeon có công nghệ mà bạn không bị giới hạn. “Chúng tôi sẽ tích hợp một tính năng trong sản phẩm, và nó sẽ tốn tiền của người khác,” Bryant nói. “Nghĩa là khi người A mua, anh ấy thấy nó, biết tính năng đó làm gì, nhưng khi người B nhìn vào nó thì không hiểu tính năng đó là gì.”

Kiến trúc sư Intel cao cấp cần một năm làm việc trực tiếp cùng khách hàng cũng như các nhà nghiên cứu ở Oregon – để sản xuất ra một link kiện, một vài nghìn trang tài liệu sẽ giải thích cặn kẽ chip hoạt động như thế nào. Và cần một năm rưỡi nữa để viết code cho phần mềm với những công cụ logic cơ bản như AND, OR và NOT, và đưa nó vào một sơ đồ cho từng mạch riêng. Cuối cùng và tốn công nhất là thiết kế vỏ ngoài, liên quan tới việc làm thế nào để đưa các mạch vào một khung nhất định. Với E5, nhóm thiết kế vỏ ngoài có trụ sở tại Bangalore, Ấn độ và Fort Collins, Colo., sử dụng phần mềm hỗ trợ máy tính để vẽ ra các hình đa giác tượng trưng cho các transistor, hoặc sao chép bản thiết kế từ thư viện điện tử. “Bạn phải có khả năng hình dung ra việc cần làm trong môi trường 3D,” Corrina Melliger nói, một nhà thiết kế vỏ ngoài kì cựu của Intel.

Khác với các công việc kĩ thuật khác ở Intel, nhà thiết kế vỏ không cần bằng cấp trong ngành kĩ sư. Công việc giống như việc trao đổi; Mellinger học một lớp học về vỏ ngoài của chip trong một trường đại học cộng đồng sau khi tham gia Intel vào năm 1989 trong vị trí là trợ lí hành chính. Một vài tuần cuối của việc thiết kế vỏ ngoài luôn là căng thẳng nhất, nhà thiết kế phải liên tục cải tiến sản phẩm của họ sao cho ra được loại vỏ ngoài phù hợp nhất. “Ban đầu nó sẽ không bao giờ vừa,” Patricia Kummrrow nói, quản lí của nhóm thiết kế Fort Collins. Người thiết kế tốt nhất có thể nhìn vào các đa giác và lập tức nhận ra làm thế nào để thu nhỏ thiết kế bằng cách sắp xếp lại các mạch dây điện vào các lớp khác nhau. “Giống như là bạn vừa giải trong vấn đề và bạn nói với tôi rằng bạn cần 10 vấn đề nữa,” Mellinger nói, “và để tôi xem tôi có thể làm gì với nó.”

“Sản phẩm tôi có hôm nay có 10 tỷ transistor. Và điều đó thật là tuyệt vời.”

Các nhà thiết kế chip của Intel là những nhà khoa học tận tâm. Logic là những gì họ làm hàng ngày. Nhưng nếu bạn có được họ nói về công việc của họ, họ có xu hướng dùng ngôn ngữ về những gì thần bí. Họ dùng từ \"ma thuật\" rất nhiều.

Gelsinger, cựu Giám đốc công nghệ, cho biết ông đã tìm thấy Chúa một vài tháng sau khi bắt đầu tại Intel trong năm 1979. \"Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng họ đi tay trong tay,\" ông nói, đề cập đến bản thiết kế bán dẫn và đức tin. Maria Lines, một giám đốc sản phẩm của Intel, tràn đầy cảm xúc khi cô phản ánh về những năm qua sự nghiệp của cô. \"Các sản phẩm mà tôi nghiên cứu nhiều thế hệ trước là khoảng 2 tỷ bóng bán dẫn, và sản phẩm tôi đang nghiên cứu bây giờ có 10 tỷ bóng bán dẫn,\" cô nói. \"Đó là như thế, đáng kinh ngạc. Nó gần như là huyền diệu giống như có em bé vậy.\"

Vào thời điểm chip lần đầu được biết tới là lần đầu tiên dùng silicon. Với E5, thời điểm đó là vào năm 2014. Một nhóm ở Bangalore gửi một file 7.5 GB chứa đầy đủ thiết kế tới bộ phận “mặt nạ” – mask - Intel tại Santa Clara. Những mặt nạ, một tấm thạch anh 6x6 inch sẽ có những Transistor được in trên mỗi chip, được gửi tới nhà máy chế tạo của Intel ở gần Phoenix – một bản sao chính xác của cơ sở tại Oregon, và máy móc bắt đầu làm công việc của chúng một cách chậm chạp và chính xác.

\"\"Sau nhiều giờ, các nhà thiết kế đã dành phần hầu hết năm 2015 chờ mẫu mới để kiểm tra. Mỗi lần thử phải mất ba tháng hoặc lâu hơn để thực hiện. \"Đó là một công việc tẻ nhạt\", Stephen Smith, Phó chủ tịch Intel kiêm Tổng giám đốc của nhóm kỹ thuật trung tâm dữ liệu cho biết. Điều này, sự phức tạp của các mạch điện là những gì làm cho sự phát triển microchip là sự cá cược đắt đỏ nhất trong các ngành kinh doanh. Nếu bạn mắc nhiều lỗi trong lần đầu tiên làm việc với silicon, bạn sẽ bị chậm đi rất nhiều và gây ra thiệt hại về tiền bạc. Và với mỗi thế hệ của các transistor nhỏ hơn bao giờ hết, tiền đánh cược sẽ trở nên lớn hơn. Krzanich lưu ý rằng phải mất gấp đôi thời gian để chế tạo ra một chip ngày nay như cách nó đã làm cách đây 10 năm. \"Làm một cái gì đó nhỏ hơn là một vấn đề của vật lý, và luôn luôn có nhiều cách để giải quyết điều đó,\" ông nói. \"Bí quyết là, bạn có thể làm gì để cắt đi một nửa chi phí không?\"

Bước cuối cùng trong quá trình sản xuất sẽ xảy ra tại các nhà máy lắp ráp tại Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam. Ở đó, cưa kim cương cắt sản phẩm thành hình vuông, sau đó được đóng gói và thử nghiệm. Trong mùa thu năm 2015, Intel chuyển hơn 100.000 chip, tới Super 7 và khách hàng lớn khác. Những chỉnh sửa cuối cùng đã được thực hiện bởi các phần mềm , và Intel dành sáu tuần hoặc làm như vậy với thử nghiệm cuối cùng. Một quá trình gia công hoàn hảo cho chip E5 mới chưa bắt đầu cho đến đầu năm nay, ở Arizona và ở một nơi chế tạo giống hệt nơi chế tạo trong Leixlip, Ireland. Trong 12 tháng tới, Intel sẽ bán ra hàng triệu sản phẩm như vậy.

Nếu khách hàng là người may mắn, họ sẽ có lẽ không bao giờ nhìn thấy những con chip, hay xem cách tạo ra con chip đó. Nhưng nếu bạn đã mở ra một máy chủ mới, bạn sẽ tìm thấy một con chip , nóng khi chạm vào và được niêm phong trong một bọc bằng gốm mang logo màu xanh của Intel. Nếu bạn nhìn vào bên trong thiết kế, bạn sẽ thấy 13 lớp liên kết, mà bằng mắt thường như không có gì nhiều hơn một tấm kim loại. Bên dưới các lớp đó là silicon, lung linh màu xanh và cam và tím – một mê cung nhỏ của các mạch điện thế giới của chúng ta hoạt động. Bạn có thể nghĩ rằng chúng thật đẹp.

Bohr, trưởng nhóm nghiên cứu gia công của Intel, đôi khi nghĩ rằng điều tương tự. Nhưng như một nhà khoa học, ông hiểu rằng những gì ông nhìn thấy là không thực sự chỉ là màu – chúng chỉ là ánh sáng, phản xạ và khúc xạ bởi các mẫu thiết kế, ông và các đồng nghiệp của ông đã in dấu trên silicon. Các transistor nhỏ hơn so với bất kỳ sóng của ánh sáng nào. \"Khi bạn có được kích thước nhỏ như vậy, màu sắc không có ý nghĩa gì nữa,\".

Ông ấy tới muộn trong một cuộc họp để thảo luận về chip 5 nm của Intel, hai thế hệ từ E5 hiện nay. 5 nanomet được nhiều người trong kinh doanh nghĩ rằng đó là mức nhỏ nhất của chip, và luật Moore sẽ trở thành sai. Intel hy vọng sẽ sử dụng một cái gì đó gọi là tia cực tím, một công nghệ mới cho ngành công nghiệp này vẫn chưa khai thác hiệu quả, để giúp đạt được điều đó. Để đạt được mục tiêu là nhỏ 5nm thì ta cần vật liệu mới, một số nghĩ rằng các ống nano carbon sẽ thay thế silicon transistor và có lẽ công nghệ hoàn toàn mới, chẳng hạn như điện toán neuromorphic (mạch được thiết kế để bắt chước bộ não của con người) và tính toán lượng tử (dùng từng hạt nguyên tử riêng biệt  thay cho transistor).

“Chúng tôi đang thu hẹp các lựa chọn – có rất nhiều ý tưởng điên rồ trong đó,” Bohr nói. “Một số ý tưởng có thể sẽ không thể thực hiện được.” Nhưng chắc chắn sẽ có một hoặc hai ý tưởng có thể.