HDTV: 10 xu hướng hàng đầu trong năm 2010 - phần cuối

Tuy TV máy chiếu vẫn được xếp vào một danh mục riêng, nhưng thực ra có rất nhiều dòng công nghệ máy chiếu mặt trước và mặt sau khác nhau. Nhiều loại TV máy chiếu trên thị trường sử dụng công nghệ chiếu sau
TV Laser

 

Tuy TV máy chiếu vẫn được xếp vào một danh mục riêng, nhưng thực ra có rất nhiều dòng công nghệ máy chiếu mặt trước và mặt sau khác nhau. Nhiều loại TV máy chiếu trên thị trường sử dụng công nghệ chiếu sau (RP – Rear Projection), dùng bộ xử lý ánh sáng số ( DLP – Digital Light Processor ) để phản chiếu ánh sáng từ nguồn sáng tới màn hình.  

Theo dự đoán của Patel thì từ năm 2009 đến năm 2010, số lượng TV DLP-RP sẽ giảm từ 383,000 xuống còn 211,000.

Doanh số TV Plasma cũng sẽ tụt từ 14.9 triệu xuống còn khoảng 14.0 triệu chiếc, còn số lượng LCD sẽ tăng từ 134.3 triệu lên 157.6 triệu chiếc. TV OLED sẽ tăng từ 17.000 lên 34.000 chiếc trong năm 2010. 

Mitsubishi, hãng đi đầu trong lĩnh vực DLP-RP, cũng sản xuất những chiếc TV Laser “ 3D-Ready” .   

TV DLP truyền thống dùng ánh sáng tương tự như ánh sáng trong máy chiếu Slide, cùng với một bánh xe màu. “Với các mảnh màu đỏ, xanh và lục, bánh xe sẽ quay thật nhanh để mỗi màu phái trước DLP trong 1/60 giây,” Peddie giải thích. 

\"\"Laser màu còn được sử dụng trong một số loại TV máy chiếu DLP cao cấp để thay thế cho bánh xe quay. “Nhưng tia Laser Xanh khá yếu,” các nhà phân tích cho biết. 

Tuy có nhiều khả năng công nghệ 3D mới sẽ được giới thiệu trong năm 2010, nhưng TV laser của Mitsubishi có thể sẽ sớm gia nhập với nhiều loại TV LCD và plasma khác trên lĩnh vực 3D.  

Nhưng trong khi một số nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ về việc công nghệ DLP khó có thể tồn tại quá vài ba năm, ngày càng nhiều nhà sản xuất muốn nhảy vào lĩnh vực này. Hồi tháng 9 vừa rồi, HDI đã công bố kế hoạch ra mắt TV Laser 100 inch hỗ trợ 3D với tốc độ 1.000 khung/giây. 

Cùng lúc đó, Sumitomo Electric cũng thông báo đã phát triển Diode Laser màu “lục thực sự”, giúp xóa bỏ quy trình phức tạp hiện tại: tăng gấp đôi tần số Laser hồng ngoại để tạo ra ánh sáng lục. 

Còn một số người ủng hộ TV Laser lại cho rằng ngành công nghệ này có thể hạ giá TV cho người dùng bằng cách sản xuất các bộ phận Laser giá rẻ hơn. 

Trên đây là chiếc TV Lservue 65 inch 3D-Ready của Mitsubishi được giới thiệu vào mùa hè năm ngoái với giá $7000, hiện tại đã có mặt tại một số cửa hàng với giá   $5000.

TV 3D  

\"\"Mitsubishi và sau đó là Samsung đã đi tiên phong trong lĩnh vực TV RP-DLP 3D, tạo ra được hiệu ứng 3D bằng cách chuyển thật nhanh hình ảnh từ trái sang phải khi người xem đang đeo kính. Nhưng TV DLP lại rất đắt tiền và cần sử dụng nội dung bản quyền đặc biệt mới xem được video 3D. Mới đây Samsung đã làm nóng toàn bộ thị trường DLP.

Giờ đây người chỉ nói về LCD và Plasma . Tháng 12 Panasonic đã sản xuất HDTV 3D 50-inch .

Cũng trong tháng này, LG đã tiết lộ kế hoạch ra mắt dòng TV LCD 3D đắt tiền trong quý 2 năm 2010, theo Reuters cho biết. 

Trong khi đó, BDA cũng công bố chuẩn Blu-ray cho nội dung 3D HDTV 1080p, làm việc được trên TV LCD, Plasma và OLED. 

Hiện tại, chi tiết về chuẩn Blu-ray này vẫn còn là bí mật. Hiện vẫn chưa biết liệu chuẩn này có buộc người dùng đeo kính 3D hay không. 

Nhưng nếu có thì điều này cũng không hẳn là xấu. Theo Peddie ( JPR ) thì “Philips và nhiều hãng khác đã phải từ bỏ kế hoạch sản xuất màn hình không cần dùng kính do chi phí quá cao và vấn đề kỹ thuật.” 

Màn hình không kính phải dùng một bộ lọc quang để thay thế cho hiệu ứng màn trập của kính. Do đó độ phân giải màn hình sẽ giảm đi một nửa. Ngoài ra loại màn hình không dùng kính còn có những vùng – từ 3 đến 8 yếu tố vùng tùy vào giá màn hình và nội dung . Nhưng cũng có thể màn hình 3D không kính sẽ tìm được chỗ đứng trong điện thoại di động.

\"\"Bất chấp việc dời kế hoạch công bố TV 3D mới đến năm 2010, nhiều chuyên gia dự đoán sẽ phải mất từ 2 đến 4 năm nữa để TV 3D xâm nhập thị trường chủ đạo .  

"Còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết xung quanh định dạng hình ảnh, màn hình, kính…” . 

Từ lâu các hãng TV Plasma đã tạo ra được những màn hình lớn, thậm chí trên 100 inch. Nhưng đến giờ nhu cầu người dùng mới chỉ trên 50 inch.   

"Ở địa hạt 40 inch, Plasma không còn có lợi thế tỉ lệ chất lượng/giá so với TV LCD. Nhưng lợi thế này vẫn tồn tại đối với các TV từ 50 inch trở lên. Các hãng sản xuất cũng đang mở rộng chủng loại Panel cho dòng sản phẩm này,” Patel cho biết. 

"Tuy nhiên thị trường này chỉ gói gọn trong các hộ gia đình sở hữu rạp hát tại gia hoặc có không gian sống thật lớn.” 

HDTV Plasma HPR6372 của Samsung hiện có giá $3500 và kích thước 63 inch. Nhưng hồi đầu năm nay, Samsung đã giới thiệu một loại TV mới 70 inch. Loại màn hình LG plasma 76 inch mới cũng đang hướng tới HDTV. 

TV kết hợp HDTV/Blu-ray  

\"\"Trong số các HDTV ra mắt năm 2009 có cả Sharp LC46BD80U, với ổ Combo HDTV/Blu-ray hiện có giá từ $1600 đến $1700, và Sony VIAO L11FX/B, một sản phẩm “tất cả trong một” bao gồm cả PC Windows 7, HDTV, ổ Blu-ray và màn hình đa cảm ứng 24 inch. 

TV có tích hợp cả đầu DVD đã xuất hiện được một thời gian, và cả PC/TV “tất cả trong một” cũng vậy. Trong năm 2010 sẽ có thêm nhiều sản phẩm kết hợp HDTV/Blu-ray.

Đây là bước phát triển tự nhiên của thị trường. Chủ yếu các sản phẩm này nhằm vào những người đã có “TV chính” trong nhà, nhưng lại muốn có thêm TV trong các phòng khác như phòng ngủ  hoặc phòng riêng của con cái. 

Tuy nhiên các sản phẩm tổng hợp này cũng có một số nhược điểm. “Khi mới mua chúng chưa có nhiều tác dụng lắm,”

Thay vào đó, nếu mua TV và ổ Blu-ray riêng sẽ cho phép bạn tự do tận dụng lợi thế giảm giá cũng như chuyển sang các công nghệ mới. “Hãy nhớ lại thời TV kèm theo cả đầu băng VHS,” .

TV thân thiện với môi trường hơn

\"\"California vừa thông qua một đạo luật hạn chế việc tiêu thụ TV, và các bang khác tại Mỹ có thể sẽ noi theo. Do đó các nhà sản xuất đang tìm cách giới thiệu những chiếc TV “xanh” trong năm 2010. 

Theo một số người thì các đạo luật này sẽ đặt dấu chấm hết cho TV Plasma. “TV Plasma không có màn hình đẹp cho lắm, thậm chí màu sắc cũng không chính xác,” Peddie cho biết. 

Ngoài ra Plasma còn sử dụng một “công nghệ lạc hậu mà California đã cấm. Chúng nhanh hỏng, gây tiếng ồn, tốn điện và phải dùng quạt để làm mát. Plasma tiêu tốn rất nhiều diện và sử dụng cả khí độc nữa.” 

TV LCD, OLED, và thậm chí cả TV laser cũng còn tiết kiệm điện hơn Plasma. Khác với LCD, OLED không cần đèn chiếu sau. Những người ủng hộ TV laser cũng viện dẫn đến khía cạnh tiết kiệm điện này.  

"Năm 2010, số lượng TV LCD chiếu sáng bằng đèn LED sau sẽ tăng. Các hãng sản xuất CCFL cũng đang tìm cách cải thiện các tấm phát nhiệt để tiết kiệm điện hơn,” Patel nói. 

"Các nhà sản xuất sẽ tránh xa các sản phẩm chứa nguyên liệu độc như thủy ngân và quay sang đáp ứng chuẩn Energy Star 4.0 cũng như chuẩn RoHS mà các nước EU yêu cầu."

 \"\"