AMD : Những gì đã đi sai ?

5 năm  trước AMD được coi là đối thủ nặng kí để lật đổ Intel nhưng bây giờ những gì mà AMD đã làm không đe dọa gì với Intel .

Trong năm  2006 , có vẻ như AMD không làm điều gì sai lầm . Những bộ vi xử lí  của họ được cho là nhanh nhất trong thị trường PC , doanh thu hàng năm  tăng kỉ lục với hơn 91% , mở rộng sang cuộc chơi đồ họa  bằng việc mua lại hàng khủng là công ty  ATI , đưa ra những kế hoạch thú vị cho tương lai để phá vỡ thế độc quyền của Intel .

Trong khi đó đối thủ của AMD là Intel đã có thời gian khủng hoảng , kết quả trong Quý đầu giảm 40% lợi nhuận , doanh thu giảm , cắt giảm 10% nhân công tương đương với 10.000 việc làm . Có vẻ như đó là thời điểm thích hợp để lật đổ Intel .

Năm 2011 cho thấy sự tương đồng kì lạ với năm  2006 và hoàn toàn ngược lại . Đó là khoảng thời gian AMD giảm 10% nhân công trên thế giới sau khi giả cố phiếu ở mức cao từ 9.44$ trong tháng 2/2011 còn 4.53$ trong tháng Mười .

Làm thế nào mà AMD đã bị tụt hậu một cách thê thảm như vậy ?

 

Những vấn đề rắc rối từ thiết kế

 

\"\"

 

Trở lại năm  2006 , AMD tìm kiếm sự thành công khi thông báo hai dòng sản phẩm chính đó là cấu trúc cho hệ thống  để bàn Barcelona và Fusion , dự đoán là sự cộng tác đầu tiên với ATI .

Tuy nhiên cả hai đều gặp tai họa khi không ổn định , trì hoãn và có vấn đề trong khâu sản xuất đã làm dật tắt những sự hăng hái nhiệt tình ban đầu .

Barcelona được chính thức công bố trong mùa Hè 2006 , chủ tịch AMD khi ấy là Dirk Mayer hứa hẹn sẽ phát hành trong mùa Hè 2007 với Chip mới có tên là Phenom .

Nhưng phát hành từ tháng Tám đã bị hoãn cho tới tháng Chín và khi AMD đưa Chip này lên bàn thì AMD lại nhận một tin sét đánh đó là “hiệu suất làm việc không gây ấn tượng” vì lỗi nên phải vô hiệu hóa bộ đệm bên trong . Những Chip sau khi sửa lỗi mãi tới tháng Tư 2008 mới xuất hiện .

Thất bại về mặt công nghệ của AMD đã được Intel khai thác tận dụng triệt để . Chỉ vài tháng sau khi Phenom phát hành , Intel cho ra mắt Core i7-920 và được giới phân tích đánh giá “ ngày mai phụ thuộc vào Core i7” .

Trong tháng 11/2008 , Intel phát hành những bộ vi xử lí  Core i5 tầm trung , gần một năm  sau , trong tháng 1/2010 , Core i3 phát hành đánh bại những bộ vi xử lí  giá rẻ của AMD .

Thật là lạ kì , AMD phải mất 3 năm  để phản ứng lại với những bộ vi xử lí  Core thế hệ đầu tiên bằng cấu trúc Bulldozer . Bulldozer được dùng  trong những Chip FX-Series vào năm  2011 được chế tạo từ những module 2-lõi , những tài liệu AMD tiết lộ cho biết những lõi FX cao cấp có thể cạnh tranh được với Intel Core i7-2600 Series nhưng lại có giá thành thấp hơn nhiều .

Động thái này của AMD được IDC cho rằng “ AMD thiết lập vị trí riêng của mình thay vì cạnh tranh với Intel “ . Tuy nhiên sau khi kiểm nghiệm thì tất cả kết luận đều khẳng định “ Intel vẫn giữ tất cả các quân bài” , những bộ vi xử lí  FX-Series chỉ có thể cạnh tranh với những Chip Intel Core i5 tầm trung .

Ánh sáng cũng vụt tắt với những vấn đề của Bulldozer khi mà một kỹ sư cũ của AMD là Cliff Maier nói rằng có vấn đề trong khâu sản xuất ngay từ giai đoạn đầu tiên khi thiết kế “ Có vấn đề liên quan tới kỹ thuật giữa AMD và ATI điều đó có nghĩa là chúng tôi đã phải tạm dừng thiết kế ngay trong công đoạn đầu tiên “.

Sản xuất chuyển đổi sang những phương pháp tự động nhanh hơn , nhưng Maier nói rằng sự thay đổi có nghĩa là Chip của AMD mất “ hiệu suất và hiệu quả” do các bộ phận quan trọng được thiết kế bằng máy thay vì những kỹ sư giàu kinh nghiệm .

Những Chip mới nhất của AMD không được người tiêu dùng  đón nhận “ mức cầu AMD quá thấp” , người mua không vội vàng mua Bulldozer .

Không có giải pháp nào của AMD đủ để cạnh tranh với Intel Core i5-2500K . AMD khó khăn khi bán hàng vào thị trường tầm trung và cao cấp .

Tuy nhiên một số nhà cung cấp lại rất hài lòng về FX-Series và đã đạt kỉ lục về doanh thu khi mà có những người chỉ thích mua AMD vì họ không thích Intel .

 

Sự loạng choạng của Fusion

 

\"\"

 

Fusion là dự án khác được khởi động từ năm  2006 sau khi mua lại ATI và phải mất tới 5 năm  mới có những APU Llano và Brazos .Trong những kiểm nghiệm những APU Llano được đánh giá tích cực “ đó là những bộ vi xử lí  tích hợp đồ họa  rất tuyệt vời cho những người dùng thông thường “.

Những càng nhiều sự trì hoãn thì càng có nhiều cạnh tranh khi mà đồ họa  tích hợp trong Sandy Bridge có khả năng xem được những nội dung Multimedia và những đồ họa  rời giá rẻ của AMD và NVIDIA có thể chơi những Game và những công việc xử lí hình ảnh ở mức độ cơ bản .

Có rất ít hy vọng để tăng hiệu suất làm việc trong thời gian sớm nhất khi mà mới đây AMD phải hủy bỏ kế hoạch thu nhỏ Brazos điện năng thấp từ 40nm sang 28nm và việc chuyển từ nhà sản xuất GlobalFoundries sang TSMC .

AMD cũng mới xác nhận những APU Trinity 32nm sẽ được GlobalFoundries sản xuất và không  hề thấy đề cập tới công nghệ 28nm . Trong khi đó Intel lại đang chuẩn bị phát hành phiên bản sửa đổi Sandy Bridge 28nm thành Ivy Bridge 22nm . Như vậy trì hoãn có nghĩa là thất bại thảm khốc .

 

Cầu không  có cung

\"\"

Ngay cả lúc đỉnh cao AMD đã chưa bao giờ cấp đủ Chip cho nhu cầu thị trường .

Trong tháng Mười 2006 AMD đã không đủ nguồn cấp Chip cao cấp cho những OEM nhỏ khi mà họ chỉ đủ cấp hàng cho Dell vì thế mà những nhà xây dựng hệ thống  ít có cơ hội sử dụng Chip của AMD .

Ba năm  sau khi phát hành dòng Card màn hình Radeon HD 5800 và chính nó bị suy yếu do vấn đề sản xuất của TSMC với công nghệ 40nm . Khi ấy AMD đã phải thú nhận “ Thiết kế là quan trọng nhưng chưa phải là đủ khi mà TSMC không đủ sản lượng đáp ứng “.

GlobalFoundies cũng phải đối mặt với những vấn đề trong khâu sản xuất . CEO của AMD là Rory Read đã phải thốt lên trong tháng Mười “ chúng tôi đã rất thất vọng về sản lượng trong công nghệ 32nm “ đã làm ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của AMD trong Q3/2011 do tất cả những bộ vi xử lí  quan trọng của họ đều bằng công nghệ sản xuất này .

AMD phải nói cứng “ chúng tôi rất lạc quan với công nghệ 32nm và cố gắng đẩy nhanh tiến độ nhất có thể được . GlobalFoundries đang làm mọi việc rất tốt và đó là đối tác quan trọng “.

Các đối tác của AMD đều có chung lời phàn nàn nguồn cung của AMD đều không đủ đáp ứng nhu cầu .

 

Bị Intel bắt nạt

\"\"

AMD đã gặp những vấn đề của chính mình nhưng bên cạnh đó lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ quá mạnh .

Intel đã nhanh chóng tóm lấy thị trường chỉ bằng những sự cải tiến bộ vi xử lí  của mình , bên cạnh đó lại cung cấp hàng hóa một cách ưu đãi cho những nhà sản xuất PC đang “trì hoãn hoặc hủy bỏ” các sản phẩm dựa trên nền tảng  AMD .

Trong hồ sơ phiên tòa của AMD hồi tháng 6/2005 đã gọi Intel là “kẻ ăn thịt” và đòi các công ty  như Microsoft , Dell , HP và IBM ra hầu tòa để phát hiện ra những bằng chứng quan trọng gây sốc .

Dell , là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới , đã nhận hàng tỉ USD để “duy trì chế độ một vợ một chồng với Intel “ . Chỉ riêng trong Q1/2007 , Intel đã trả 76% lại ròng tương đương với 723 triệu USD trong tổng số lãi 949 triệu USD của Dell .

Trong nỗ lực mới để cho khách hàng mới , AMD đã cung cấp cho HP hàng triệu Chip miễn phí nhưng HP chỉ nhận 160.000 chip do họ đã có những thỏa thuận với Intel .

Sony đã không  mua hàng của AMD “ từ 30% xuống còn 0 chỉ trong vài tháng “ , trong khi đó Lenovo trì hoãn phát hành những hệ thống  để bàn dựa trên AMD và hạn chế khuyến khích sử dụng AMD . Tất cả những điều đó khiến cho luật sư của AMD là Harry A Wolin trong cuộc phỏng vấn với CNET hồi năm  2009 phải thốt lên “ Trong thế giới hoàn hảo của Intel , chúng tôi không tồn tại . Tôi nghĩ họ rất thích thú khi chúng tôi bị chết “.

Tòa án Nhật Bản đã mô tả hành vi của Intel “ lạm dụng sự độc quyền một cách bất hợp pháp  “ và sau khi điều tra tại Anh , Đức và Italia , Ủy ban Châu Âu đã áp đặt tiền phạt Intel kỉ lục lên tới 1 tỉ USD trong tháng Năm  2009 .

Ủy viên hội đồng cạnh tranh của châu Âu là Neelie Kroe nói rằng “ Intel đã làm tổn hại tới hàng triệu khách hàng bằng cách cố tình đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường trong nhiều năm  và những ai đã làm như Intel đều tồi tệ “.

Intel đã phản ứng rằng châu Âu đã cố tình gây tổn hại cho Intel và cho rằng AMD đã dùng chiến thuật phân tâm để che dấu “ những thất bại trong kinh doanh” . Nhưng cuối cùng Intel đã bị tòa án Mỹ tuyên là có tội .

Trong tháng 11/2009 , Intel đã thực hiện thỏa thuận với và phải trả cho AMD khoản tiền lên tới 1.25 tỉ USD để CEO của AMD khi ấy nói rằng cả hai công ty  “cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng”.

Với khoản tiền 1.25 tỉ USD mà AMD nhận được trong Q4/2009 đã khiến cho công ty  này có được lợi nhuận đầu tiên kể từ năm  2006 . Ngay sau đó AMD lại báo động đỏ mặc dù trong Q2 đạt kỉ lục về doanh thu 1.,65 tỉ USD trong năm  2010 nhưng vẫn lỗ 43 triệu USD .

Không  thể nói chiến thuật bất hợp pháp của Intel đã gây cho AMD sự tổn thất như thế nào nhưng có điều chắc chắn AMD đã không  thể làm được điều gì đó tốt hơn .

 

Thiếu sự lãnh đạo

\"\"Cuộc chiến giữa AMD và Intel bên cạnh với vấn đề kinh niên khác của AMD đó là thiếu sự lãnh đạo .

Tám giám đốc điều hành cao cấp của AMD đã ra đi trong 4 năm  . Henri Richard , Giám đốc bán hàng , đã rời AMD chỉ sau thời gian ngắn trước khi Barcelona phát hành . Sau đó là sự ra đi của Giám đốc Kỹ thuật Phil Hester .

Người đứng đầu bộ phận ATI , Dave Orton , đã rời AMD trong tháng 7/2008 và 2008 là Stephen DiFranco , Phó Chủ tịch bộ phận Marketing . CEO của AMD là Hector Ruiz đã bỏ đi trong năm  2009 sau vụ bê bối về giao dịch nội gián .

Kế tục Ruiz là Dirk Meyer cũng rời khỏi AMD từ tháng 1/2011 , tiếp sau ông này là Rober Rivet và Marty Seyer , Giám đốc hoạt động và Phó chủ tịch chiến lược cao cấp . Thán Chín cùng năm  là Rick Bergman , Giám đốc nhóm sản phẩm .

AMD cũng đã mang về một bộ mặt mới đó là CEO Rory Read được mô tả như là “mới mẻ và tràn đầy năng lượng “ , và Giám đốc thông tin Mike Wolfe trước kia đã làm việc tại Motorola .

Một thành viên quan trọng khác cũng cập bến AMD là CTO Mark Papermaster , đã từng chịu trách nhiệm để phát triển thân iPhone và iPod . Người này trước kia đã bị Apple cố gắng ngăn không cho làm việc tại IBM hồi năm  2009 vì lo ngại làm lộ những bí mật thương mại .

 

Tương lai ảm đạm

 

Những sản phẩm chưa đủ mạnh , những vấn đề về pháp lí , những vấn đề về nguồn cung , những vấn đề về nhân sự cao cấp đó là những bóng đen bao phủ AMD .

AMD cần tìm lại chính mình trong vài năm  tới trong những cấu trúc mới , làm việc với ARM để đa dạng hóa sản phẩm không quá phụ thuộc vào PC .

Hầu hết đều cho rằng AMD cần phải mở rộng sang những Chip Mobile . “AMD có đội ngũ thiết kế tốt và Chip ngày nay sẽ rất thích hợp nếu như trong thị trường Mobile “.

Điều này sẽ mất thời gian và nguồn lực đó là điều mà AMD đều thiếu . Những đối thủ truyền thống của AMD đã có những bước tiến dài trong thị trường Mobile và việc chuyển tới lĩnh vực này sẽ khiến cho AMD cạnh tranh với những đối thủ có kinh nghiệm .

NVIDIA đã có những bước tiến lớn với Tegra 3 và Chip này đã có mặt trong những sản phẩm cao cấp của Asus , Lenovo , Samsung …. .cùng với những sản phẩm dùng Tegra 2 .

 

Mối đe dọa từ ARM

 

\"\"Môi đe dọa lớn nhất khi AMD tiến vào thị trường mobile đó chính là ARM . ARM đang thống trị thị trường SmartPhone và Tablet , hiện đang lăm le tiến vào thị trường PC dựa trên cấu trúc mới 64-bit .

ARM tự tin tuyên bố năm  2020 sẽ chỉ còn hai nhà thiết kế Chip đó là ARM và Intel .

Một số người cho rằng trong tương lai gần AMD chỉ còn là cái vỏ bên ngoài , những tablet và SmartPhone cực nhanh khiến cho các công ty  phần cứng không  theo kịp .

“Quay trở lại thời kì đỉnh cao của Athlon 64 khi đó cứ 100 Chip Athlon mới bán được 1Chip Pentium nhưng bây giờ thì ngược lại cứ 100 Chip Intel mới có 1 Chip AMD được bán ra “.

Mới đây AMD tuyên bố không  bỏ rời thị trường x86 và sẽ tập trung vào thị trường mới nổi dùng điện năng thấp .

AMD 42 tuổi sẽ cần có những hành động quyết liệt hơn nữa nếu không muốn tránh phải nghỉ hưu sớm .