AMD : Cuộc chiến về lõi sẽ giảm dần

Trong khi hiện nay AMD và Intel đang cạnh tranh với nhau xem ai đặt được nhiều lõi trong cùng một vỏ nhất nhưng trận chiến này sẽ không kéo dài vô hạn , theo đánh giá của Giám đốc công nghệ ( CTO ) cho máy chủ của AMD là Donald Newell .

Newell nói rằng “ Trận chiến về số lượng lõi sẽ kết thúc . Tôi chưa biết chính xác vào lúc nào nhưng chưa thể thấy bộ vi xử lí 128-lõi vào cuối thập kỉ này “. Ông này đã gia nhập vào AMD mùa Hè năm ngoái sau 16 năm làm việc cho Intel .

“ Không phải phi lí về lộ trình công nghệ nhưng việc triển khai công việc không thể thúc ép theo ý của con người được . Không có tính khả thi cho những Chip mà có nhiều lõi “.

Việc thay đổi này còn dựa vào những nhà phát triển trên thế giới khi mà làm thế nào để viết được các chương trình chạy song song khi đó mới có thể chạy được với nhiều lõi .

Trong thập kỉ trước , cải tiến CPU được đo bằng thước đo tốc độ xung nhịp và những thế hệ sao có tốc độ xung nhịp cao hơn thế hệ trước .

Newell cho biết khi mà còn ở Intel “ Chúng tôi nghĩ có thể chế tạo Chip với tốc độ 10GHz , nhưng cuối cùng phát hiện ra như thế là quá nóng và dễ dàng bị tan chảy nên quyết định ngừng làm như vậy “.

Trong khi luật Law của Moore vẫn tiếp diễn , nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật in khắc cực mỏng nên cho phép những nhà sản xuất nhét nhiều Transistor trong cùng một vỏ và cuộc đua giữa Intel và AMD quay sang số lượng lõi trong mỗi Chip . Những bộ vi xử lí cho máy chủ và máy để bàn 2-lõi đã sớm xuất hiện , tiếp theo là 4-lõi . Bây giờ cả AMD và Intel đang cạnh tranh với 6- và 8-lõi .

Newell nói rằng cuộc đua này sẽ sớm chấm dứt “ Như chúng ta đã đi đến giới hạn của cuộc chiến tần số cho nên sẽ kết thúc cuộc chiến số lượng lõi trong một vỏ “.

Trận chiến tiếp theo , Newell dự đoán , tiến tới sự tính toán không đồng nhất ( Heterogenous ) . Thay vì một lõi xử lí công việc chung , những bộ vi xử lí sẽ tiến tới kiểu SoC ( System-on-Chip ) mà những phần trong Chip sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng biệt như mã hóa , tái tạo Video hoặc mạng …

AMD đang đi theo hướng này với những bộ vi xử lí dòng Brazos sắp tới , được phát hành trong năm 2011 cho NetBook và Laptop . AMD gọi những bộ vi xử lí loại này là APU ( accelerated processor unit ) , là sự kết hợp giữa CPU và GPU trong cùng một khuôn .

Newell nhấn mạnh “ Chúng tôi đưa nhiều tính năng đặc biệt trong cùng một khuôn cho phép hiệu suất xử lí tăng lên . Do đó bạn sẽ thấy xuất hiện những cấu trúc không đồng nhất . Những chức năng trong bộ vi xử lí loại này không cần phải đưa thêm những tập lệnh vào trong cấu trúc x86 “.

Newell khẳng định những thiết kế riêng biệt hoạt động như là những “bộ đồng xử lí – Co-Processor . Chúng tôi đang phát triển tập những kỹ thuật cấu trúc cho việc tích hợp trở nên dễ dàng hơn “.

Intel , mặc dù đưa ra ý tưởng những Chip 80-lõi , cũng có vẻ đi theo hướng này . Cấu trúc Sandy Bridge thế hệ mới của họ tích hợp những chức năng của GPU trực tiếp vào CPU .

Sự thực công nghệ mà Newell mô tả chính là sự tiến triển của công nghệ FPGA ( Filed Programmable Gate Array ) đã được dùng từ lâu nhưng nó lại chưa bao giờ được dùng trong những tính toán “mục đích chung” .

Thực tế khác trong việc thiết kế Chip đó chính là quản lí năng lượng . Newell nói rằng “ Đã có lúc chúng tôi bỏ qua vấn đề này . Cho tới năm 2004 thước đo đánh giá chính là hiệu suất làm việc “ . Về sau những nhà sản xuất Chip đã bắt đầu đưa ra những Chip làm việc hiệu quả hơn với điện năng theo yêu cầu từ phái khách hàng .

Trong vài năm cả AMD và Intel đều kết hợp những tính năng tiết kiệm điện năng như giảm điện áp , quản lí tổng thể để tắt toàn bộ lượng điện cung cấp trong những phần không sử dụng tới .

 \"\"\"\"