15 công nghệ sẽ làm thay đổi bộ mặt của thế giới tin học

Thực sự chúng ta đều rất yêu quý con chuột của mình, tuy nhiên những lúc như khi đang ngồi trên ghế sofa xem phim DVD trên laptop hay đang làm việc cách xa chiếc máy tính thì việc dùng chuột để điều khiển có vẻ không thuận tiện cho lắm.
Điều khiển từ xa bằng cử chỉ 

 

\"\"

Thực sự chúng ta đều rất yêu quý con chuột của mình, tuy nhiên những lúc như khi đang ngồi trên ghế sofa xem phim DVD trên laptop hay đang làm việc cách xa chiếc máy tính thì việc dùng chuột để điều khiển có vẻ không thuận tiện cho lắm. Cho đến nay những nỗ lực thay thế chú chuột trên máy tính – cho dù là bằng âm thanh hay máy quét sóng não – đều thất bại thảm hại. Nhưng một biện pháp thay thế khác lại đang nổi lên. 

Đó là gì vậy? So với sự rắc rối của hệ thống nhận diện giọng nói, hệ thống nhận diện cử chỉ đơn giản hơn nhiều nhưng đến bây giờ mới bắt đầu mon men xâm lấn lãnh địa điện tử gia dụng. Ý tưởng ở đây là dùng một chiếc camera (như webcam trên laptop) để theo dõi người dùng và phản ứng với cử động tay của người dùng. Ví dụ như việc xoay lòng bàn tay về phía màn hình khi đang nghe nhạc hay xem phim sẽ thay cho lệnh “stop,” còn việc xoay nắm tay trong không khí sẽ thay cho phím mũi tên: bạn chỉ cần hướng nắm tay về phía bên phải là con trỏ sẽ chuyển sang bên phải.  

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? Hiện hệ thống nhận dạng cử chỉ đang dần dần tiếp cận thị trường. Toshiba, nhà tiên phong trong lĩnh vực này, đã ra mắt ít nhất một sản phẩm hỗ trợ phiên bản sớm của công nghệ này, đó là laptop Qosmio G55 có khả năng nhận ra cử chỉ của người dùng để điều khiển Chạy đoạn Multimedia  trong trình đa phương tiện. Hiện công ty này cũng đang thí nghiệm phiên bản TV của công nghệ này, theo đó chiếc TV có thể đọc được cử chỉ bàn tay của người xem qua một camera nhỏ đặt phía trên. Tuy nhiên cần phải được nghiên cứu thêm rất nhiều để cải thiện độ chính xác của các hệ thống này.   

Nhận diện cử chỉ là cách nhanh nhất giúp bạn tạm dừng bộ phim DVD đang chiếu trên laptop, nhưng còn lâu mới đạt đến độ phức tạp đủ để áp dụng rộng rãi. Nhưng dù sao đi nữa việc phát triển thành công công nghệ này sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý từ nhóm người dùng “không thể nào tìm được chiếc điều khiển từ xa.” Trong vòng vài năm tới rất có thể công nghệ nhận diện cử chỉ này sẽ đạt được những bước tiến lớn và chính thức gia nhập thị trường chung vào năm 2012.  

Đơn giản hóa chiếc TV nhà bạn 

Đằng sau mỗi bộ giàn máy nghe nhạc là một mê cung những chiếc dây dẫn đủ loại mà có lẽ cả thần đầu rắn Medusa cũng phải khiếp sợ. Tương tự như vậy, đống điều khiển từ xa chồng chất trên chiếc bàn làm việc sẽ khiến chính bạn phải lúng túng. Nhưng đừng lo, nền tảng Tru2way sẽ giúp đơn giản hóa mọi việc.

\"\" 

Đó là gì vậy? Chắc hẳn không ai có thể quên được CableCard (card cáp nối), một công nghệ đã từng có ý định xâm chiếm thị trường thiết bị nghe nhìn trong gia đình nhưng cuối cùng lại chẳng đi đến đâu cho dù đã được ca ngợi hết lời. Đó là bởi CableCard chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề -- và cho dù có giải quyết thì cũng chưa hoàn chỉnh. Vậy là chúng ta tiếp tục chuyển sang Tru2way.

Tru2way là một bộ các thiết bị và tiêu chuẩn được thiết kế nhằm thu gom những di tích mà CableCard để lại và nâng cấp những gì mà tiêu chuẩn này đã làm được ( trong đó có việc hỗ trợ các tính năng kết nối hai chiều như hướng đẫn lập trình và trả tiền theo dung lượng xem, những điều mà TV CableCard chào thua), cũng như nâng cao khả năng tích hợp, tính bình ổn và hỗ trợ ứng dụng hai tuner. Vì thế nếu có may mắn sở hữu một chiếc TV nối cáp Tru2way, bạn chỉ cần cắm một dây dẫn duy nhất để sử dụng được toàn bộ các dịch vụ tương tác (như tính năng tìm kiếm địa phương, cung cấp tin tức, mua sắm qua mạng và chơi game). Tạm biệt đống điều khiển từ xa và cả các kỹ thuật viên của công ty truyền hình cáp. 

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? TV Tru2way đã được quảng cáo suốt từ đầu năm nay, và ChicagoDenver sẽ trở thành hai thị trường đầu tiên được sử dụng công nghệ này. Liệu Tru2way có làm nên lịch sử hay không? Hầu hết các công ty truyền hình cáp lớn nhất nước Mỹ đều đã ký hợp đồng sử dụng công nghệ này, cùng với nhiều hãng sản xuất TV như LG, Panasonic, Samsung, và Sony. Cuối tháng 10 vừa rồi Panasonic đã bắt đầu bán hai loại TV Tru2way TV, còn Samsung sẽ tung ra sản phẩm sử dụng công nghệ này vào đầu hoặc giữa năm 2009.  

Khép lại DRM

 \"\"

Điên tiết với nạn sao chép lậu, từ lâu Hollywood đã nhờ đến tiến bộ công nghệ để ngăn chặn việc các siêu phẩm của mình không lan tràn trên những mạng chia sẻ file ngang hàng. Nhưng điều này chẳng đem lại mấy kết quả: các công cụ chuyên dùng để né DRM ( Digital Right Management ) vẫn hiện diện như thách thức, và thậm chí những bộ phim bom tấn lại xuất hiện trên BitTorrent trước cả khi đặt chân vào rạp chiếu phim. Thật không may cho các công dân tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp, DRM không những chẳng làm gì được giới sao chép lậu mà còn gây biết bao phiền toái cho những người dùng hợp pháp khi cố xem phim trên thiết bị của mình . 

Đó là gì vậy? Thực ra đây không phải là một công nghệ, mà là sự kết liễu một công nghệ -- việc xóa bỏ DRM đồng nghĩa với việc chẳng còn gì ngăn cản bạn sao chép video hoặc audio từ dạng này sang dạng khác. Những người chỉ trích DRM nhiều nhất đang mơ đến một ngày khi bạn có thể bỏ một chiếc DVD vào máy tính, biến nó thành một file video nén để xem trên bất cứ thiết bị nào tùy thích. Thậm chí tuyệt vời hơn cả là bạn chẳng cần đến DVD làm gì: bạn chri cần trả tiền để mua phiên bản download (không kèm password) của bộ phim, rồi download lại bất cứ khi nào bạn muốn.   

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? Xét về mặt công nghệ thì chẳng có gì ngăn cản các công ty ngưng sử dụng DRM ngay ngày mai. Nhưng xét từ góc độ luật pháp và chính trị thì vẫn còn một số rào cản, cho dù âm nhạc đã thực hiện bước chuyển đổi này – cả Amazon và iTunes đều đã bán các bản MP3 không có DRM để bạn có thể chạy nó trên bất kỳ thiết bị nào tùy ý.

Video cũng đang dần thực hiện tiến trình này tuy rằng với tốc độ thấp hơn nhiều. Một ví dụ gần đây: phần mềm RealDVD của RealNetworks (hiện đang vướng vào một vụ kiện tụng) cho phép bạn copy từ DVD vào máy tính chỉ với một cú nhấn chuột, nhưng nó vẫn đang được bảo vệ bởi hệ thống DRM. Trong khi đó các nhà phát hành phim lại đang thí nghiệm việc kết hợp các bản copy phim có thể thực hiện được một cách hợp pháp với các gói DVD, còn thị trường dịch vụ trực tuyến cũng bắt đầu cho phép những người donwload được copy bản phim số lên đĩa.  

Trên đây là một số bước tiến đã đạt được, nhưng để xóa bỏ hoàn toàn DRM chúng ta sẽ phải mất nhiều năm nữa. Hãy luôn giữ hy vọng của mình và chờ đến năm 2020.

 Tương lai của điện thoại di động

Dùng bất cứ loại điện thoại nào trên bất kỳ mạng không dây nào

Sở dĩ điện thoại di động có giá rẻ như vậy là bởi vì chúng được sự  hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ không dây. Các nhà cung cấp này sẽ buộc bạn ký hợp đồng dài hạn với họ. Tuy nhiên trong tương lai, khả năng truy cập mở sẽ thay đổi ngành kinh doanh dịch vụ di động bởi bức tường ngăn không cho hai thiết bị khác nhau cùng hoạt động trên một mạng đã được dỡ bỏ. Chúng ta sẽ được chứng kiến sự nở rộ của các mẫu điện thoại di động, và các công ty nhỏ sẽ dễ dàng thâm nhập những thị trường vốn đóng kín cổng cao tường.  

Đó là gì vậy? Hai năm chỉ là một cái chớp mắt trong thế giới di động. Chiếc iPhone đầu tiên được công bố, giới thiệu và ngưng phát hành trong chưa đầy hai năm, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ vẫn đều đều mời bạn ký hợp đồng hai năm nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng chiếc điện thoại này. (Ở một số nước tình hình còn tệ hơn và ba năm không có gì đáng ngạc nhiên.) Cuối năm ngoái Verizon tung ra cú vô lê đầu tiên khi hứa hẹn rằng “bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ ứng dụng nào” cũng sẽ sớm được sử dụng mạng lưới của họ -- một mạng vốn được tiến là khép kín. Trong khi đó AT&T và T-Mobile thì nhắc đi nhắc lại rằng mạng GSM của họ vốn đã “mở cửa” từ lâu. 

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? Việc mở cửa một mạng không dây đã đi được một chặng đường. Ngày nay bạn có thể sử dụng hầu hết các thiết bị cầm tay GSM mở khóa trên AT&T hoặc T-Mobile, còn Verizon Wireless thì đã bắt đầu cho phép thiết bị của các hãng thứ ba hoạt động trong mạng của mình từ hồi tháng 7 (tuy rằng cho đến nay mới cho phép có hai sản phẩm như vậy). Nhưng tương lai không thực sự rực rỡ như vậy bởi chỉ sau khi được sự vận động tích cực của Google, FCC mới đồng ý cho Verizon mở cửa mạng 700-MHz mới mua cho các thiết bị khác. Một số chuyên gia lại cho rằng các điều kiện mà FCC đưa ra không hoàn toàn có tính bắt buộc. Tuy nhiên chúng ta chưa thực sự biết “mở cửa” có nghĩa là gì cho đến khi những mạng này ra mắt vào năm 2010 theo dự tính. 

Ngón tay của bạn sẽ còn di chuyển nhiều hơn

Năm ngoái Microsoft đã giới thiệu Microsoft Surface, một máy tính bảng tích hợp monitor và màn hình cảm ứng Touch-Screen ; và các nhà quan sát thị trường nhận thấy đây chính là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập của màn hình cảm ứng vào tất cả các loại thiết bị mà loài người có thể nghĩ ra. Surface là một sản phẩm không tồi, nhưng có lẽ giấc mơ về thế giới thiết bị cảm ứng sẽ được dẫn dắt bởi một sản phẩm hoàn toàn khác và dễ tiếp cận hơn nhiều, đó là chiếc Apple iPhone.

Đó là gì vậy? Với iPhone, công nghệ đa Multi-Touch (cho phép bạn sử dụng nhiều ngón tay để thực hiện các lệnh nhất định) đã làm thay đổi những gì mà chúng ta từng nghĩ về TouchPad đơn giản. Việc chỉ sử dụng có một ngón tay trên hầu hết mọi TouchPad cũng chẳng khác gì việc làm những phép toán đơn giản với hai hoặc ba chữ số. Kể từ ngày iPhone ra mắt, Multi-Touch đã tìm đường đến với rất nhiều các ứng dụng thông dụng , trong đó có Asus Eee PC 900 và Dell Latitude tablet PC. Giờ đây mọi con mắt đang đổ dồn về phía Apple để xem công ty này sẽ cải tiến công nghệ Multi-Touch ( vốn đã được ứng dụng trong TouchPad của laptop Apple). Việc Apple đăng ký hàng loạt bằng sáng chế trong lĩnh vực Multi-Touch cũng khiến nhiều người hy vọng rằng Apple sẽ tham gia vào thị trường vốn bị bỏ quên này, và cuối cùng biến máy tính bảng trở thành một sản phẩm bình dân với mức tăng trưởng lớn. 

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? Thực ra không nên hỏi khi nào thì công nghệ Multi-Touch sẽ xuất hiện, mà là xu hướng này sẽ phát triển với tốc độ ra sao. Năm 2006 có chưa đến 200.000 thiết bị cảm ứng được ra lò. Đến năm 2013 các nhà phân tích của iSuppli ước tính sẽ có đến 833 triệu chiếc được bán. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là đoán xem khi nào thì loại thiết bị Single-Touch sẽ trở nên lạc hậu và biến mất hoàn toàn cùng chiếc bàn phím trong rất nhiều thiết bị. 

Điện thoại di động thay thế máy in

 \"\"

Đầu tiên, bạn truy cập vào website hãng hàng không mình đang sử dụng. Đăng nhập. In thẻ lên máy bay của bạn. Hy vọng rằng bạn không đánh mất nó. Sau đó đưa tờ giấy này cho nhân viên an ninh sân bay và cầu mong bạn không bị xếp vào nhóm kiểm tra kỹ lưỡng. Khi đã sẵn sàng lên chuyến bay về nhà, bạn lại phải xếp hàng một lần nữa bởi trong phòng khách sạn của bạn không có máy in. Chẳng lẽ không còn giải pháp nào tốt hơn ư?   

Đó là gì vậy? Ý tưởng về một văn phòng số đã xuất hiện từ hồi Bill Gates còn là đứa trẻ , nhưng cho dù hệ điều hành của bạn có tinh vi ra sao, hay bạn đã quen thuộc với việc dùng file số thay cho giấy in đến mức nào thì một khi đã rời khỏi bàn làm việc, bạn gần như trắng tay. Hằng ngày con người cần in biết bao bản đồ, hóa đơn, và hướng dẫn trong khi việc sử dụng máy tính thì không phải lúc nào cũng thuận tiện. PDA cũng không giải quyết được nhu cầu này, vì thế một thiết bị thay thế khác sẽ được đưa vào sử dụng: chiếc điện thoại di động. 

Những ứng dụng dùng để thay thế chiếc máy in trong mọi hoàn cảnh đang tràn ngập thị trường. Cellfire đã cung cấp “phiếu mobile” hiển thị trên điện thoại di động để bạn có thể xuất trình cho thư ký; còn Tickets.com thì đã triển khai việc bán vé hòa nhạc số qua điện thoại di động bằng dịch Tickets@Phone. Tuy nhiên vẫn còn một lãnh địa nữa nơi mà công nghệ này còn chưa đặt chân đến, đó là các thủ tục tại sân bay – vốn vẫn nói không với công nghệ văn phòng số từ ngày ra đời của dịch vụ đăng ký qua web.   

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? Một số ứng dụng di động thay thế giấy in đã có mặt trên thị trường (ví dụ đơn giản là những ứng dụng dành cho máy iPhone), thậm chí một số sân bay đã đưa vào sử dụng công nghệ này. Hiện Continental đang thử nghiệm một hệ thống đăng kiểm qua điện thoại di động cho phép bạn xuất trình mã vạch 2D mã hóa trên điện thoại cho nhân viên an ninh sân bay thay cho vé máy bay bằng giấy. Sau đó nhân viên này sẽ quét mã vạch bằng một chiếc máy quét bình thường, thế là bạn đã sẵn sàng qua cửa. Được thử nghiệm đầu tiên tại Sân bay Liên lục địa Houston, dự án này đã được duy trì liên tục hồi đầu năm nay, và đã có mặt tại ba sân bay khác trong năm 2008. Công ty này hứa sẽ áp dụng công nghệ mới này tại nhiều sân bay khác trọng thời gian tới (Quantas cũng sẽ thử nghiệm một dự án tương tự vào năm tới.) 

Bạn đang ở đâu vậy? Hãy hỏi chiếc điện thoại, đừng hỏi bạn bè của bạn 

 \"align=\"

GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đang cất cánh khi mà các nhà sản xuất điện thoại di động và các nhà cung cấp dịch vụ nhận ra rằng hầu hết các khách hàng của họ đều chẳng biết mình đang ở đâu. Với công nghệ này, một dịch vụ đặt dưới mặt đất (LBS) sẽ lấy dữ liệu GPS cho biết địa chỉ của bạn rồi kết hợp thông tin này với các dịch vụ bổ sung khác, từ vị trí các nhà hàng gần đó tới vị trí nhóm bạn của bạn.   

Đó là gì vậy? Ban đầu LBS chỉ dùng phép đo đạc kiểu tam giác với tín hiệu di động bình thường để định vị nơi người sử dụng đang đứng, nhưng càng ngày những con chip càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn và GPS đã chứng tỏ nó không chỉ là một công nghệ nhỏ gọn và chính xác, mà còn là nền tảng cho sự ra đời của nhiều dịch vụ mới. Rất nhiều công ty đã được khai sinh từ dịch vụ này. Bạn muốn có một cuộc hẹn với một trong số những người bạn làm quen qua mạng? Và bạn không quan tâm đến việc ai hợp với mình nhất, mà là ai ở gần nhất? MeetMoi sẽ tìm ra người đó giúp bạn. Còn bạn cần tìm khoảng hơn chục người tại cùng một địa điểm ư? Cả Whrrl và Buddy Beacon của uLocate đều sẽ nói cho bạn biết nhóm bạn của mình đang tụ tập ở đâu.   

Tất nhiên không phải ai cũng hào hứng với LBS: nhiều người tỏ ra lo ngại về việc kẻ xấu sẽ lợi dụng công nghệ này để do thám hoặc theo dõi người khác, cũng như nạn spam tin nhắn tràn lan tới chiếc điện thoại của bạn.  

Khi nào thì công nghệ này sẽ trở thành hiện thực? LBS đang phát triển rất nhanh. Trở ngại duy nhất đối với công nghệ này là sự xuất hiện chậm chạp của điện thoại hỗ trợ GPS (cũng như mức phí cao ngất ngưởng mà các nhà cung cấp dịch vụ áp cho tính năng này). Nhưng với việc iPhones trở thành mặt hàng được nhiều người quan tâm hồi tháng 7 vừa rồi thì trở ngại này cũng không phải là không vượt qua được. Dự đoán đến năm 2009 và 2010, công nghệ này sẽ được áp dụng trên quy mô rộng hơn nhiều so với hiện tại.

\"\"\"\"