10 thất bại về công nghệ lớn nhất trong thập kỉ tại Mỹ

Microsoft (MSFT) Vista được phát hành trên toàn cầu vào ngày 30/1/2007. Đây là sản phẩm trung tâm gần đây nhất của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này.

Microsoft Vista

\"/\" 

Microsoft (MSFT) Vista được phát hành trên toàn cầu vào ngày 30/1/2007. Đây là sản phẩm trung tâm gần đây nhất của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này. Mục tiêu của Vista là nâng cao khả năng bảo mật của hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Nhưng kết quả là các tính năng an ninh của nó lại không khá hơn mấy so với các bản Windows trước, nó cũng không tương thích với nhiều PC đời cũ, khiến nhiều người dùng không thể nâng nâng cấp lên Vista từ các bản Windows cũ như XP. Nhiều nhà phân tích cho rằng Vista chạy chậm hơn so với XP. Tất cả các yếu tố này khiến Vista không được đánh giá cao hơn người tiền nhiệm của nó. Theo hãng nghiên cứu thị trường Net Applications, thị phần toàn cầu của Windows Vista tháng trước chiếm chưa đến 24%. Trong khi Windows XP chiếm đến 62% và OS X của Apple chiếm trên 9%. Khi Vista ra mắt, PC Magazine đã gọi đây là “một sản phẩm có-cũng-tốt, chứ không phải là một sản phẩm phải-có.” Mới đây Microsoft công bố doanh thu quý đầu của họ đã giảm lần đầu tiên trong vòng 23 năm. Cùng lúc đó CNNMoney nhận xét: “Hệ điều hành Vista, phát hành đầu năm 2007, chưa từng cất cánh như công ty mong đợi. Doanh thu từ phân đoạn thị trường của Vista đã giảm 16% trong quý vừa rồi. Độ thỏa mãn của người dùng thấp hơn dự tính, và hầu hết bộ phận IT của các công ty đều chọn cách gắn bó với người tiền nhiệm của Vista là Windows XP.” Hiện công ty này đang đẩy nhanh tiến độ ra mắt hệ điều hành thay thế Vista là Windows 7, dự định vào cuối năm nay. 

Gateway

 \"/\"

Gateway được thành lập năm 1985 và là một trong những hãng PC thành công nhất nước Mỹ. Doanh thu của họ tăng gấp 4 lần năm 1990. Đến năm 2004, Gateway chiếm thị phần thứ 3 tại Mỹ chỉ sau Hewlett-Packard (HPQ) và Dell (DELL) và chiếm 25% thị trường PC bán lẻ. Nhưng đến năm 2007, Gateway lâm vào tình cảnh khốn đốn đến nỗi bị Acer mua lại với giá chỉ $710 triệu. Thất bại của Gateway được cho là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó lớn nhất là sự chần chừ của họ khi tham gia vào thị trường laptop. Thị phần máy tính để bàn của công ty này vẫn mạnh trong nửa đầu thập niên, nhưng họ lại không kịp thời chuyển sang laptop như các đối thủ cạnh tranh. Gateway cũng chậm chạp trong việc bán máy tính cho các công ty – điều đã làm nên sự tăng trưởng của Dell suốt nhiều năm qua. Gateway đã cố đi đường khác bằng cách chuyển sang thị trường điện tử tiêu dùng, nhưng lợi nhuận họ thu được rất thấp và quyết định này chỉ làm tổn hại thêm lợi nhuận của công ty. Khi Gateway bị bán, GigaOm viết: “cái giá $710 triệu là quá thấp so với hồi giữa thập niên 1990 khi Gateway và Dell được đánh giá cùng đẳng cấp và trị giá hàng tỉ đôla trên thị trường.” 

HD DVD

 \"/\"

HD DVD là một trong hai định dạng DVD độ nét cao. Định dạng còn lại là Blu-ray. Chuẩn HD DVD được đặt ra vào năm 2002. Cuộc thương lượng giữa các hãng điện tử gia dụng lớn nhằm giữ lại chỉ một định dạng duy nhất đã chấm dứt khi không đạt được thỏa thuận nào. HD DVD được tài trợ và quảng bá chủ yếu bởi Toshiba và NEC và được phát hành lần đầu như một sản phẩm gia dụng vào năm 2006. Khi HD DVD mới ra mắt, nó có doanh thu vượt trên Blu-ray – do Sony tài trợ chính. Nhưng sau đó Toshiba đã mất đến $1 tỉ cho việc hỗ trợ định dạng này trước khi chính thức từ bỏ nó vào năm 2008. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc HD DVD thua trận trước Blu-ray. Trong đó nguyên nhân hợp lý nhất là Sony đã làm tốt hơn trong việc thuyết phục các hãng phim lớn phát hành phiên bản phim cho Blu-ray. Có thể Sony có lợi thê là nhờ bản thân họ đã sở hữu một trong những studio phim lớn nhất thế giới. Các nhà phân tích tin rằng khi Sony thuyết phục được Warner Brothers chuyển hoàn toàn sang Blu-ray, họ đã thắng trận chiến với HD DVD. Về phần mình, Toshiba cũng đưa ra một số lý giải cho sự thất bại của mình, một trong số đó là việc download video trên mạng đã ảnh hưởng đến doanh thu bán đầu DVD. Nhưng lý do này tỏ ra không mấy trọng lượng bởi việc download này cũng ảnh hưởng đến cả Blu-ray nữa. Có thể cú đấm cuối cùng giáng xuống HD DVD là khi Wal-Mart (WMT) quyết định nghiêng về Blu-ray. Thực ra không có phân tích nào giải thích thỏa đáng tại sao Blu-ray sống sót còn HD DVD thì không. Nhưng có một điều chắc chắn: Sony sẵn sàng dành nhiều tiền hơn mặc dù tương lai của Blu-ray vẫn còn chưa rõ ràng, và rủi ro này vẫn chưa qua đi bởi hiện Blu-ray vẫn chưa phải là thứ không thể thiếu đối với các thiết bị giải trí gia đình.  

Vonage

 \"/\"

Vonage (VG) là cha đẻ của voice-over-IP (VoIP). Nhưng hiện tại chẳng mấy ai còn nhớ đến công ty này khi nhắc đến sự phát triển của VoIP, vốn đang bị độc chiếm bởi sản phẩm của các hãng cáp và dịch vụ miễn phí, trong đó chủ yếu là Skype với khoảng 405 triệu người dùng đăng ký tính đến cuối năm 2008 và doanh thu $551 triệu. eBay (EBAY), hãng sở hữu Skype, dự tính sẽ phát hành cổ phiếu Skype vào năm tới. Còn Vonage thì trong quý đầu năm nay chỉ đủ hòa vốn với doanh thu $224 triệu, tức là bằng so với cùng kỳ năm trước đó. Hãng tiền nhiệm trước Vonage bắt đầu hoạt động vào năm 2000, đối mặt với các hành động pháp lý nhưng đã phá bỏ chướng ngại vật này khi thẩm phán liên bang quyết định rằng công ty này không thể được điều chỉnh như một hãng viễn thông truyền thống. Bằng vốn đầu tư mạo hiểm, Vonage hùng hổ quảng cáo dịch vụ của mình như một phương pháp thay thế rẻ hơn so với dịch vụ điện thoại truyền thống. Họ đã quyên được $531 triệu vào tháng 5 năm 2006 với giá chào bán cổ phiếu $17. Nhưng đến tháng 12 giá cổ phiếu của họ tụt xuống còn $1 do sức ép từ các công ty cáp cạnh tranh và doanh thu kém cỏi. Vonage còn đối mặt với đơn kiện vi phạm sở hữu trí tuệ với khoản tiền dàn xếp lên đến hàng chục triệu đôla. Vonage không còn tăng trưởng nữa. Ngược lại, hãng cáp viễn thông khổng lồ Comcast (CMCSA) giờ đã có 6.8 triệu khách hàng VoIP và có thêm gần 300.000 khách hàng trong quý vừa rồi. 

YouTube

 \"/\"

YouTube là trang chia sẻ video lớn nhất thế giới. Theo comScore, riêng tại Mỹ trong tháng 3 năm 2009 đã có 99.7 triệu người xem 5.9 tỉ video trên YouTube.com. Tháng 11 năm 2006, Google mua lại YouTube với giá $1.65 tỉ. Và nhiều khả năng hãng tìm kiếm sẽ không bao giờ thu lại được khoản đầu tư này, bởi YouTube không được xây dựng bởi mô hình kiếm tiền bằng cách bán quảng cáo hoặc thu phí nội dung, mặc dù nó có một lượng khán giả  và thư viện Video cực lớn. Hầu hết các video đăng trên YouTube đều có chất lượng kém đến nỗi các hãng quảng cáo không muốn đăng thông điệp của mình lên đó. Google đã từng nói trong một báo cáo gửi lên ủy ban chống độc quyền rằng doanh thu từ YouTube “không có giá trị thực.” Tờ Forbes ước tính rằng doanh thu năm 2008 của trang web này là $200 triệu. Bear Stearns thì ước lượng doanh thu tại Mỹ năm 2008 của YouTube là $90 triệu. Mới đây, Credit Suisse tính toán rằng YouTube sẽ mất $470 triệu trong năm nay do chi phí lưu trữ và băng thông cần thiết cho việc duy trì website. Nhà phân tích này cũng cho rằng YouTube sẽ đem lại cho Google $240 triệu trong năm nay, tức chỉ tăng 20% so với 2008. Nếu điều này xảy ra thật thì YouTube sẽ phải tăng gấp ba doanh thu mới mong hòa vốn. Gần đây tờ New York Times cũng viết rằng “tuy YouTube, cùng với các hãng media mới như MySpace, Facebook và Twitter, được xem như một thách thức đối với những hãng media truyền thống, nhưng bản thân công ty này lại phải vật lộn để sinh lời trên sự nổi tiếng của mình.” YouTube lớn thật, nhưng điều đó không khiến nó trở nên thành công về mặt tài chính. 

Sirius XM

 \"/\"

Đài phát thanh vệ tinh Sirius XM (SIRI) được coi là một trong những thiết bị điện tử gia dụng thành công nhất mọi thời đại. Người đăng ký nó có thể nghe trên 100 đài phát thanh trên khắp thế giới từ xe ô tô đang chạy hoặc sử dụng phiên bản cầm tay của thiết bị này. Ban đầu dịch vụ này định hoạt động phi lợi nhuận. Một trong hai công ty sau này trở thành hãng sát nhập Sirius XM là XM Satellite Radio, hãng đã ra mắt dịch vụ này vào tháng 9 năm 2001. Đến cuối năm, công ty này đã có gần 28.000 người đăng ký, và con số này vụt lên 350.000 vào cuối năm 2002 và 5.9 triệu vào cuối năm 2005. Cũng trong thời gian này, công ty mắc nợ hàng trăm triệu đôla do phải trang trải chi phí, thâm hụt quỹ điều hành và trả chi phí marketing. Các nhà phân tích hy vọng công ty này sẽ có thể sinh lời sau khi đạt đến mốc 10 triệu người đăng ký. Việc kinh doanh của họ tiến triển nhanh đến nỗi mục tiêu này có vẻ sẽ sớm đạt được. Nhưng rồi đối thủ Sirius ra mắt dịch vụ của họ vào tháng 7 năm 2002. Trong vòng 5 năm tiếp đó họ có ít người đăng ký hơn XM nhưng tốc độ tăng trưởng cũng gần bằng. Sirius cũng giống XM, mắc nợ đầm đìa để trang trải kinh phí. Và khi cả hai công ty đều cạn tiền thì họ công bố sát nhập vào ngày 17/2/2007. Cơ quan quản lý đã xem xét yêu cầu sát nhập này suốt 13 tháng trong khi cả hai đều đang hấp hối. Số người đăng ký đã chậm lại, chủ yếu bởi các thiết bị mới hơn và phổ biến hơn như Apple iPod và điện thoại di động đa phương tiện. Cổ phiếu của Sirius có giá $63 hồi năm 2000, nhưng đến đầu năm nay đã tụt xuống $.05. Trong quý đầu năm 2009, số người đăng ký dịch vụ này giảm 300000 so với quý trước đó xuống còn 18.6 triệu. Cả Sirius và XM đều chưa từng thu được đồng lợi nhuận nào.   

Microsoft Zune

 \"/\"

Máy nghe nhạc Zune của Microsoft được ra mắt năm 2006. Hãng phần mềm lớn nhất thế giới này tin rằng họ sẽ cạnh tranh được với iPod của đối thủ Apple – thiết bị có mặt từ năm 2001 và thống trị thị trường máy nghe nhạc và download nhạc trên toàn thế giới. Khi Zune ra mắt Apple đã bán được hơn 100 triệu máy iPod. Khi đó Microsoft cũng thuyết phục được 4 công ty nhạc lớn nhất thế giới ký hợp đồng. Nhưng vài tháng sau khi khai trương doanh thu của chiếc máy này thật thảm hại. Bloomberg Television cho biết từ ngày phát hành cho đến giữa năm 2007 chỉ có 1.2 triệu chiếc Zune được bán. Tháng 5 năm 2008, Microsoft cho biết họ đã đạt mốc 2 triệu máy. Còn tờ The Wall Street Journal thông báo doanh thu từ Zune chỉ đạt $85 triệu trong mùa mua sắm 2008 so với $185 triệu cùng kỳ năm 2007. Trong khi dó doanh thu của iPod trong quý 4 2008 là $3.37 tỉ. Microsoft, một hãng được tiếp cận với tiến bộ công nghệ nhiều nhất thế giới cùng một khoản ngân quỹ khổng lồ để tài trợ quảng cáo cho sản phẩm mới đã hoàn toàn thất bại trong nỗ lực cướp miếng bánh từ tay iPod. 

Palm

 \"/\"

Palm (PALM) sản xuất cả thiết bị không dây cầm tay và hệ điều hành cho thiết bị cầm tay và desktop. Palm ra mắt Palm Pilot năm 1996 như một thiết bị tổ chức cá nhân. Đến năm 1999 họ phát hành tiếp Palm V. Loại smartphone Palm Treo được Handspring – hãng Palm mua lại  -- phát triển. Đến quý 3 năm 2005, Palm đã bán được 470,000 chiếc Treo, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước đó. Khi đó có 3 công ty đang thống lĩnh thị trường smartphone là Palm, Research-In-Motion, hãng sản xuất Blackberry, và hãng di động khổng lồ Nokia. Đến tháng 9 năm 2007, số lượng của Treo bán ra chỉ mới leo lên được 689,000, trong khi của Blackberry là gần 3.2 triệu và iPhone là một triệu kể từ lúc ra mắt vào ngày 29/1 cùng năm đó. Palm, một trong những hãng smartphone lâu đời nhất, đã không thể duy trì thành công của mình trong lĩnh vực này. Các nhà phân tích cho rằng đó là do công ty này quá chậm chạp trong việc nhận ra nhu cầu của khách hàng đối với cả dịch vụ điện thoại lẫn dữ liệu trên cùng một thiết bị. Theo ZDNet, "Palm không thể tìm ra công thức đồng bộ hóa với Microsoft Outlook, ứng dụng rất cần cho người dùng công ty đã được RIM gắn vào BlackBerry.” Palm cũng nhiều lần phải hoãn ngày phát hành sản phẩm. Họ sẽ ra mắt phiên bản tiếp theo mang tên Pre vào cuối năm nay. Hồi cuối năm 2000, giá cổ phiếu của Plam là $669, còn hiện nay là $11. Trong khi đó giá cổ phiếu Apple và RIM đã tăng từ 200% đến 300% trong cùng kỳ. Palm đã không thể duy trì vị trí dẫn đầu của mình khi chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.   

Iridium

 \"/\"

Iridium, công ty điện thoại vệ tinh toàn cầu do Motorola hỗ trợ, đã đệ đơn xin phá sản năm 1999 sau khi dành $5 tỉ cho việc xây dựng và phóng các vệ tinh nhằm cung cấp dịch vụ điện thoại không dây trên khắp thế giới. Khi đó nó trở thành một trong 20 vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Để hoạt động bình thường, hệ thống này cần 66 vệ tinh, khiến công ty lâm nợ $1.5 tỉ. Nhưng nó lại hoạt động kém đến nỗi chỉ có 10.000 người đăng ký, một phần cũng bởi vấn đề kỹ thuật trong thiết bị cầm tay đầu tiên của Iridium. Theo một nghiên cứu của trường kinh tế Dartmouth về lịch sử của Iridium năm 1998 thì công ty này dự đoán họ sẽ có được 500.000 người đăng ký trong năm tiếp đó. Nhưng dịch vụ này lại có giá quá đắt trong khi điện thoại di động gần trở nên phổ biến bởi cơ sở hạ tầng cho nó đã được xây dựng tại hầu hết các quốc gia. Một thiết bị cầm tay của Irium có giá $3000 và phí là $5 mỗi phút gọi. Khi đó điện thoại di động chưa phổ biến như hiện nay nhưng nó cũng rẻ hơn nhiều. Ngoài ra dịch vụ này còn gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Do công nghệ Irium phụ thuộc vào sóng trực tiếp giữa ăng ten điện thoại và vệ tinh nên những người đăng ký không thể dùng điện thoại trong ô tô đang chạy, trong các tòa nhà và nhiều khu vực trong thành phố. 

Segway

 \"/\"

Phương tiện giao thông cá nhân 2 bánh của Segway ra mắt năm 2002. Khi đó Segway nói “chiếc xe này so với ô tô cũng như ô tô so với xe ngựa vậy.”  Còn nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr thì nói Segway có thể thu được $1 tỉ nhanh chóng. Vậy là công ty này dành ra $100 triệu để phát triển sản phẩm. Nhưng Segway không hiểu rằng cái giá họ đưa ra – trên $3000 với hầu hết các mẫu và có thể lên đến $7000 – là quá cao để thu hút nhiều người dùng. Một vấn đề không lường trước là việc chiếc Segway được xếp vào dạng phương tiện đường bộ tại một số nước yêu cầu bằng lái, trong khi lại bị cấm dùng trên đường ở một số nước khác. Từ năm 2001 đến 2007, công ty này chỉ bán được 30000 chiếc xe hai bánh loại này.  

\"\"\"\"