10 sự kiện công nghệ lớn nhất thập niên

Nếu trong suốt thập niên 1990, ngành công nghiệp máy tính đã nở rộ khi hàng loạt các công ty đưa IT vào ứng dụng, thì trong thập niên này, công nghệ đã thực sự trở thành một nét văn hóa và thương mại chính dòng qua Internet và các thiết bị ngày càng rẻ hơn.
Đúng vậy, cuộc cách mạng Internet bắt đầu vào những năm 90, nhưng phải đến 14 năm sau các mạng xã hội với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn contact. Dưới đây là 10 sự kiện công nghệ nổi bật nhất trong thập kỷ do IDG News Service bình chọn, xét trên tác động đơn của chúng lên ngành công nghiệp máy tính cũng như những xu hướng tạo nên diện mạo IT ngày nay.   

 

Bong bóng dotcom phát nổ

\"\"
 
Chỉ vài tháng sau khi những lo ngại về sự cố Y2K tan biến, Nasdaq, biểu tượng của “nền kinh tế mới” gồm rất nhiều hãng IT, đạt đến đỉnh cao 5048 trong cả thập kỷ. Kể từ ngày hôm đó (chính xác là 10/3/2000), hơn 2 năm rưỡi sau, chỉ số này mất gần 4000 điểm và đến giờ vẫn chưa thể phục hồi như mức đỉnh điểm. Đầu thập niên này, rất nhiều công ty đã đổ hàng đống quỹ đầu tư và IPO mà vẫn không thể trụ lại thị trường này đủ lâu để kiếm lại số tiền đã bỏ ra theo cách cũ kỹ -- cung cấp những sản phẩm thực mà người dùng sẵn sàng trả tiền để mua. Bài học ở đây: các hãng thương mại điện tử và IT tồn tại được đã biến cách hành xử với những khách hàng hoài nghi, và cũng không chịu nhiều thiệt hại như các ngành khác trong cuộc Đại suy thoái vào cuối thập niên này. Giờ đây IT lại trở thành vị cứu tinh đưa nền kinh tế của chúng ta trở lại con đường tăng trưởng. 

Microsoft và các vụ kiện độc quyền

\"\"
 
Tháng 4 năm 2000, thẩm phán Thomas Penfield Jackson đưa ra phán quyết quan trọng đầu tiên trong một chuỗi phán quyết chống độc quyền nhằm vào hãng phần mềm khổng lồ này. Jackson thấy rằng Microsoft đã duy trì vị trí độc quyền của mình bằng cách hoạt động phi cạnh tranh và cố độc quyền trên cả thị trường trình duyệt web một cách bất hợp pháp. Phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đã đặt ra các giới hạn về số hợp đồng cấp phép của Microsoft trên một số sản phẩm trí tuệ của họ. Ngoài ra Microsoft cũng phải đối mặt với các vụ kiện độc quyền từ cả các bang của Mỹ, Sun Microsystems, và Liên minh châu Âu (EU đã phạt Microsoft US$794 triệu hồi năm 2004). Không dừng lại ở đó, Microsoft vẫn phải gặp lại các cơ quan chống độc quyền, và mới đây EC đã chấp nhận lời hứa của công ty này cho phép người dùng chọn trình duyệt web mà họ muốn, chấm dứt cuộc điều tra về thị trường trình duyệt. Các vụ kiện này khiến Microsoft khá mất thời gian, nhưng cũng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm của họ. Ngoài ra chúng còn cung cấp hình mẫu cho các vụ kiện độc quyền khác nhằm vào Intel tại Mỹ và châu Âu. 

Apple ra mắt iPod

\"\"
 
Vài năm sau khi trở lại Apple sau khi bị đuổi hồi thập niên 80, Steve Jobs nhận ra rằng thị trường về các sản phẩm số đang nở rộ nhưng vẫn chưa có được một loại máy nghe nhạc thực sự tốt. Và chiếc iPod ra mắt tháng 10/2001 đã đưa Apple vào thị trường bé bở này. Thiết bị này lập tức thành công, và một năm rưỡi sau đó Apple hoàn chỉnh bức tranh của mình với việc khánh thành iTunes Store, mở cửa cho âm nhạc hợp pháp trên net. Khái niệm về sự hội tụ của thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị liên lạc, và công nghệ máy tính đã xuất hiện từ thập niên 90, nhưng phải đến thập niên này mới trở thành cứu tinh cho cả các hãng IT gạo cội. Đến năm 2003, các hãng PC chính hiệu như Dell cũng ra mắt TV LCD và Hewlett-Packard thì giới thiệu camera số. Nhưng iPod vẫn là một biểu tượng của sự kết hợp giữa IT và thị trường cá nhân. 

HP mua lại Compaq

\"\"Carleton Fiorina đến với Hewlett-Packard với tham vọng đổi thay hãng công nghệ cũ kỹ này, và nước cờ táo bạo đầu tiên là mua lại Compaq với giá $25 tỉ. Một cuộc chiến khó khăn bắt đầu khi các nhà đầu tư bán lại cổ phiếu, giới phân tích cảnh báo về hàng loạt rủi ro liên quan đến việc sát nhập các hãng công nghệ, và giới lãnh đạo HP cũng tỏ ý chống lại cuộc sát nhập này, tạo ra một trong những vụ lùm xùm lớn nhất thập kỷ. Fiorina chiến thắng năm 2002, nhưng những năm tháng sau đó thật trắc trở và bà buộc phải ra đi vào năm 2005. Trớ trêu thay, kế hoạch tham vọng mà bà đặt ra lại thành công với người thay thế bà là cựu chủ tịch kiêm CEO NCR Mark Hurd. Hurd đã đem lại hiệu quả điều hành cho công ty này, và giờ đây họ đã là hãng IT lớn nhất thế giới, vượt qua cả IBM. Vụ mua lại này cũng trở thành mẫu mực cho xu hướng sát nhập và mua lại trong một hập niên mà ngay cả các hãng IT lớn nhất vẫn trở nên lớn hơn với tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.   

Siêu sao Google 

\"\"Google lên sàn chứng khoán chính thức vào tháng 8 năm 2004, và là câu chuyện được nói đến nhiều nhất trong vòng 10 năm qua. Một năm sau giá trị cổ phiếu của công ty này tăng lên nhanh chóng và họ trở thành hãng media cao giá nhất thế giới, đánh bại cả Time Warner. Doanh thị và vị thế của công ty này trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến vẫn khiến bất kỳ công ty nào phải ghen tức. Chính doanh thu từ quảng cáo đã giúp Google vươn ra các lĩnh vực khác, cung cấp hàng loạt ứng dụng online mới như Gmail, nền tảng di động Android và sắp tới là hệ điều hành Chrome. Hiện Google vẫn đang tiến đến một tương lai trong đó mọi người có thể truy cập dữ liệu và ứng dụng của họ từ web thay vì từ ổ cứng. Và câu chuyện của thập niên tới sẽ là liệu công ty này có thể kiếm ra tiền từ các công nghệ khác ngoài công nghệ tìm kiếm hay không, và liệu họ có thể cạnh tranh với Microsoft trên lĩnh vực hệ điều hành hay không.   

Vista trì hoãn… và ra mắt

\"\"
 
Sau nhiều lần trì hoãn, Microsoft cũng ra mắt Vista vào tháng 11 năm 2006 cùng với Office 2007 và Exchange 2007. Tuy CEO Microsoft Steve Ballmer khi đó đã gọi hệ điều hành này là “sản phẩm lớn nhất trong lịch sử của công ty chúng tôi,” nhưng ngành công nghệ lại không cảm thấy như vậy. Bản dành cho cá nhân của Vista và Office phải đến năm 2007 mới xuất hiện, và hệ điều hành này thì chậm, lỗi, đầy những thông báo khó chịu, và không có Driver cho hàng loạt thiết bị ngoại vi. Người dùng cũng không muốn mua nó. Cho đến khi Windows 7 phát hành hồi tháng 10 năm nay, hệ điều hành trước Vista là Windows XP vẫn được sử dụng trên 72% số máy tính trên thế giới so với 19% của Vista. Tuy Windows 7 cũng gây được tiếng vang nhưng Vista đã để lại một vết đen trên lịch sử của Microsoft khi mà công ty này phải vất vả sửa lại hệ điều hành lỗi và tẩy rửa hình ảnh của nó, trong khi Google và Apple cứ liên tục tiến bước trên thị trường .   

Cuộc chiến xung quanh Facebook: thời hoàng kim của mạng xã hội

\"\"
 
Quyết định hồi tháng 10 năm 2007 của Facebook: bán $240 triệu cổ phiếu cho Microsoft – hãng đang cạnh tranh với Google vì số cổ phiếu này – càng củng cố vị trí của họ trên thị trường công nghệ. Giá trị của Facebook vào khoảng $15 tỉ, thâm chí trước cả khi họ tính làm sao để kiếm tiền từ dịch vụ của mình. Và mặc dù mạng xã hội đã liên tục phát triển trong suốt thập niên qua nhưng Facebook đã vượt lên với hàng loạt tính năng tương tác và một nền tảng phát triển mà các mạng xã hội khác phải học tập. Tuy nhiên vấn đề của họ chính là tính riêng tư. Việc hệ thống Beacon của Facebook có khả năng theo dõi hành động của người dùng đã gây nên cuộc tranh cãi suốt 2 năm nay. Vừa tháng này, Facebook đã giới thiệu thiết lập riêng tư mới nhằm bảo vệ nền tảng người dùng của họ, hiện đã lên đến 350 triệu người trên khắp thế giới.  

Sự nổi dậy của botnet: nỗi lo lớn nhất trên web 

\"\"
 
Ứng viên tổng thống Ron Paul, sâu Storm, e-card, và đất nước Estonia có điểm gì chung? Đó là chỉ trong vòng một năm, tất cả đều liên quan đến Botnet, mạng lưới những máy tính bị Hack do tin tặc cầm đầu có thể lên tới vài chục nghìn máy. Những kẻ cầm đầu Botnet sử dụng “máy tính zombie” để bán những thứ hàng vô dụng và gây ra đủ loại thiệt hại, như khi website chính phủ Estonia bị đánh sập hồi tháng 4 năm 2007. Botnet đã trở nên phức tạp đến nỗi nó được cung cấp như một gói dịch vụ cho bọn tội phạm. Điều này đã  xảy ra 6 tháng sau khi Estonia bị tấn công, khi chiến dịch tranh cử của Paul bị phá hoại. Gần 200 triệu tin nhắn spam ủng hộ Paul vào ghế tổng thống đã bị gửi đi mà không được chiến dịch của ông ủng hộ. Hiện tượng này cho thấy một vấn đề chung của web: khi mà ngày càng nhiều người sử dụng Internet trên toàn thế giới, thì cũng càng có nhiều Hacker sử dụng khả năng của chúng vào việc lừa đảo. Từ giờ cho đến khi luật tội phạm số quốc tế cũng như các biện pháp bắt buộc đi vào hoạt động, thì những chiến thắng của chúng ta chống loại tội phạm này vẫn chỉ mang tính tạm thời. 

Tạm biệt Gates

\"\"Tháng 6 năm 2006 – vào chính thời điểm chuyển giao của Microsoft -- Bill Gates thông báo đến năm 2008 ông sẽ rời bỏ vị trí làm việc hằng ngày tại Microsoft để tập trung vào công tác từ thiện. Microsoft vẫn bị chỉ trích vì hiếm khi, hoặc chưa bao giờ, là “người đi đầu,” như Apple chẳng hạn. Nhưng bằng việc kết hợp kiến thức công nghệ chuyên sâu và khả năng kinh doanh nhạy bén, Gates đã trở thành biểu tượng của trí tuệ Mỹ: nắm bắt một ý tưởng và thương mại hóa ý tưởng đó vượt quá sức mong đợi. Hợp đồng cung cấp hệ điều hành cho PC IBM hồi năm 1981 đã khơi ngòi cho cuộc cách mạng IT sau đó. Gates đã dẫn dắt Microsoft lên đỉnh cao  , đưa giao diện đồ họa đến với số đông người dùng, và điều khiển dòng chảy của kỷ nguyên Internet sơ khai. Tuy nhiều người cho rằng việc Gates rút khỏi vị trí thường ngày của ông tại Microsoft không ảnh hưởng trực tiếp lên ngành công nghệ, nhưng nó đã đánh dấu một cột mốc: Khi mà người lãnh đạo kỷ nguyên PC bắt đầu bị lung lay bởi những hãng Internet mới thành lập, thì công nghệ cũng dần thoát khỏi vị trí thường trực của nó là trên bàn làm việc. Trong khi đó, Gates có thể sẽ gây được ảnh hưởng lớn tương tự trong lĩnh vực từ thiện, cũng như ông đã làm với PC.

iPhone: Apple lại định nghĩa lại thị trường

Đúng thế, các sản phẩm của Apple chiếm đến 2 phần trong 10 câu chuyện công nghệ của chúng ta. Đó là bởi trong khi một số công ty chỉ tái thiết lại chính mình thì Apple, dưới sự lãnh đạo của Jobs, tái thiết lại cả thị trường. Sau khi định nghĩa lại IT hồi thập niên 70 với chiếc Apple II, rồi tiến bước trong lĩnh vực máy tính cá nhân với Mac năm 1980, Apple chững lại khi mô hình kinh doanh của họ chỉ mang lại cho họ một nền tảng khách hàng trung thành nhưng ít ỏi. Rồi công ty lại bắt đầu khởi sắc sau khi ra mắt iPod, và đến năm 2006 thổi một luồng sinh khí mới vào Mac khi chuyển sang dùng chip cấu trúc Intel. Trước iPhone đã có rất nhiều loại điện thoại đa chức năng. Nhưng khi iPhone ra đời hồi tháng 6 năm 2007, hàng đoàn người đã xếp hàng trước các cửa hiệu từ Tokyo đến San Francisco, Apple đã chứng tỏ phương châm thiết kế của họ vẫn còn tác dụng. Iphone với sự kết hợp của thiết kế độc đáo, chức năng điện thoại, kết nối Internet và multimedia đã gỡ bỏ hàng rào đối với bất kỳ nhà sản xuất thiết bị cầm tay có kết nối nào.  

 \"\"